3 mẹo giúp phòng tránh đột quỵ do say nắng

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » 3 mẹo giúp phòng tránh đột quỵ do say nắng

    Mùa hè là mùa nắng nóng cao điểm, nhiệt độ cao đi kèm môi trường nắng nóng có thể gây đột quỵ do say nắng. Các đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ trong mùa nắng nóng gồm trẻ em, người già và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Sau đây là một vài mẹo giúp bạn phòng tránh đột quỵ do say nắng mà bạn có thể tham khảo.

1. Mặc quần áo phù hợp

Một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng là hạn chế ra đường trong lúc nắng gắt. Tuy nhiên, nếu bạn có việc bắt buộc phải rời khỏi nhà trong khoảng thời gian nắng gay gắt thì việc chú ý chọn quần áo phù hợp có thể giúp phòng tránh phần nào nguy cơ gây đột quỵ.

Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…

Mua đồ tránh nắng tại Kingfoodmart

Lưu ý: Phần gáy/ cổ rất quan trọng, bằng mọi cách bạn phải che được phần này của cơ thể trước ánh nắng trực tiếp nếu không muốn mình bị say nắng nhanh chóng.

Uong du nuoc Kingfoodmart

2. Uống đủ nước

Một nguyên nhân khác dẫn đến cơ thể bị đột quỵ là do mất nước, thiếu nước. Vì vậy việc bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là những ngày nắng nóng gay gắt là việc làm cần thiết. Uống nhiều nước để tránh mất nước, ít nhất là khoảng 8 cốc gồm nước lọc, nước trái cây hoặc nước rau… Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nóng.

Thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung khi tập luyện hoặc đi bộ ngoài trời, uống khoảng 710 ml nước trước 2 giờ tập luyện và cân nhắc bổ sung một cốc (khoảng 240 ml) nước hoặc đồ uống thể thao ngay trước khi tập.

Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.

3. Điều hòa nhiệt độ trong nhà

Trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh tim mạch nên sử dụng máy điều hòa trong nhà. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, bạn tốt nhất là ở trong môi trường có điều hòa nhiệt độ nhưng nhớ không nên bật điều hòa thấp hơn nhiệt độ ngoài trời quá 10 độ C.

Khi cần ra khỏi phòng không nên bước ra đột ngột mà nên mở hé cửa để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra. Tương tự như vậy, trước khi xuống xe ô tô nên tăng nhiệt độ điều hòa gần với nhiệt độ ngoài trời hoặc hé cửa sổ để giảm sự chênh lệch nhiệt độ. 

Việc điều hòa nhiệt độ trong nhà và trong môi trường kín giúp cơ thể tránh bị say nắng. Cũng cần lưu ý việc thích nghi với nhiệt độ bên ngoài trước khi rời khỏi nhà để tránh sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến những vấn đề sức khỏe đáng tiếc xảy ra.

Nắng nóng là yếu tố có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nhưng thông qua các biện pháp phòng ngừa và sơ cứu kịp thời, có thể giảm thiểu tỷ lệ đột quỵ trong mùa nắng nóng. Hy vọng với những mẹo vặt đã được chúng tôi gợi ý trên đây, bạn và người thân trong gia đình sẽ có thể vượt qua mùa nắng nóng và giữ được sức khỏe trong mùa này.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm nội dung khác