-
Theo Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, không chỉ rượu bia mới chứa cồn mà một số đồ uống khác cũng chứa cồn nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết. Điều này đặc biệt quan trọng bởi khi tham gia giao thông, nếu bạn tiêu thụ những loại thức uống này có thể vi phạm luật giao thông.
1. Nước trái cây lên men
Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng, nước trái cây lên men công nghiệp thường có nồng độ cồn etylic dao động từ 3% đến 5%, nồng độ này tương tự với nồng độ cồn có trong rượu bia. Vậy nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng đồ uống này nếu tham gia giao thông.
Đáng chú ý hơn, nước trái cây lên men tự làm vẫn có thể chứa cồn etylic. Nồng độ cồn trong nước trái cây lên men tự làm có thể biến đổi, một số loại nước trái cây tự làm có nồng độ cồn lên đến 12%. Vì vậy, bạn nên nắm rõ thông tin về nồng độ cồn của đồ uống trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Trái cây
Một số loại trái cây chứa đường như nho, sầu riêng, chuối được đánh giá là dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ. Bởi hàm lượng cồn trong các loại thực phẩm này rất thấp, cũng như phụ thuộc vào lượng tiêu thụ, thời điểm đo độ cồn và cũng có thể suy giảm, đào thải rất nhanh.
Tuy nhiên, sau khi tiêu thụ các sản phẩm này, cơ thể có thể loại bỏ cồn một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần uống nước lọc và súc miệng sau bữa ăn, khoảng 15-30 phút sau, nồng độ cồn trong cơ thể thường đã giảm xuống mức không đáng kể hoặc không còn.
3. Siro ho
Theo chuyên gia, không chỉ rượu và bia chứa cồn mà một số loại đồ uống và thực phẩm khác cũng có khả năng chứa cồn. Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên khó có thể sinh ra cồn, thậm chí thực phẩm là các hợp chất acid hữu cơ nên không thể nào dẫn đến việc cồn bị thổi qua hơi thở bởi vì quá trình hấp thu của cơ thể diễn ra rất chậm.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như sirô ho, theo liều lượng chỉ định của bác sĩ thường rất ít, cũng như không thể uống một lượng lớn như vài trăm mililit để gây ra nồng độ cồn đáng kể trong cơ thể.
Bộ Y tế cũng cam kết phổ biến thông tin để lực lượng chức năng nắm được những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể. Điều này có nghĩa là những trường hợp này không phải là đối tượng để xử phạt. Vì vậy, hãy lưu ý và cẩn thận khi uống đồ uống khác có chứa cồn, đặc biệt khi bạn tham gia giao thông.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác