Khi bị chấn thương phần mềm nhẹ, vết thương sẽ có dấu hiệu bị sưng lên. Nếu xử lý không đúng cách, vết thương sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy, nên xử lý vết thương bị sưng như thế nào mới đúng cách? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết để nắm được cách thức làm giảm bớt tình trạng sưng, đỏ tại vết thương nhé!
Cách xử lý vết thương bị sưng tấy hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
Rửa vết thương sạch sẽ
Đây là bước quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn nên rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu vết thương bẩn hoặc có nhiều bụi bẩn, bạn có thể sử dụng dung dịch sát trùng nhẹ, chẳng hạn như povidone-iodine hoặc chlorhexidine.
Băng bó vết thương
Băng bó vết thương sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn nên sử dụng băng gạc vô trùng và thay băng thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày.
Thay băng thường xuyên
Băng gạc sẽ bị bẩn và ẩm ướt theo thời gian. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn nên thay băng thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày.
Ăn gì cho mau lành vết thương
Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình trị những vết sưng trên cơ thể:
- Các loại rau có lá màu xanh đậm: Những loại rau màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoăn,…) rất giàu vitamin K – Một hoạt chất cần thế hỗ trợ làm lành da, giảm bầm tím và sưng hiệu quả.
- Dứa: Loại trái cây chứa nhiều bromelain – Loạn enzyme có khả năng phá vỡ cả sắc tố tối màu hình thành ở da khi có những vết sưng, bầm tím.
- Các loại thực phẩm chứa lượng kẽm dồi dào: Kẽm là thành phần cần thiết giúp chữa lành những vết thương trên cơ thể và làm giảm vết bầm tím hiệu quả. Mọi người nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, hàu, hạt điều, đậu xanh,… trong thời gian có những vết sưng, bầm tím.
Lưu ý: Trong trường hợp bị sưng to và sử dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, mọi người cần đi thăm khám chuyên khoa để nắm rõ tình trạng của mình.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác