Táo Alps Otome của Nhật Bản luôn nằm trong top những loại trái cây được nhiều người tìm kiếm và mong muốn được thưởng thức nhất. Vậy điều gì đã khiến giống táo này của Nhật Bản lại có giá trị đến như vậy. Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của Alps Otome – một trong những loại táo ngon và nổi tiếng nhất của Nhật Bản nhé!
Táo Alps Otome là giống táo gì?
Táo Alps Otome, về mặt thực vật học là một phần của chi Malus, là một giống táo Nhật Bản thuộc họ Rosaceae. Những quả táo ngon này có hương vị ngọt ngào và nhẹ nhàng, với kết cấu giòn ngọt và chắc thịt. Loại táo này được coi là món tráng miệng hảo hạng có vị chua chua và hương thơm nồng nàn. Thậm chí có người miêu tả khi thưởng thức loại táo này giống như đang ở giữa khu rừng nhiệt đới có sự thơm mát và hòa quyện với thiên nhiên.
Cái tên Alps Otome có ý nghĩa là “Thiếu nữ của dãy Alps”, và giống này cũng thường được gọi là táo mini trên thị trường. Cây táo Alps Otome rất khác biệt vì chúng có thể được trồng trong không gian nhỏ, bao gồm ban công và vườn. Giống này cũng có thể tồn tại trong chậu và sẽ chỉ cao từ 1 đến 2 mét, giữ cho cây có kích thước phù hợp để thu hái trái cây. Những nhà vườn tại Nhật Bản rất ưa chuộng giống táo Alps Otome này vì tính chất dễ trồng, khả năng chịu nóng lạnh và năng suất cao.
Xuất xứ của táo Alps Otome
Táo Alps Otome có nguồn gốc từ Nhật Bản và được phát hiện tình cờ dưới dạng cây giống trong một vườn cây ăn quả ở Thành phố Matsumoto, tỉnh Nagano. Những quả táo nhỏ được ông K.Hatagoshi tìm thấy và giới thiệu rộng rãi vào năm 1964 và giống táo này được cho là sản phẩm lai tạo giữa táo Fuji và Hime Ringo.
Táo Alps Otome được đặt tên chính thức vào năm 1968, và sau khi được công bố, chúng đã được trồng thành công trong các nhà vườn và đặc biệt là các vườn cây ăn quả đặc sản. Ngày nay, táo Alps Otome là một giống đặc sản chủ yếu được bản địa hóa ở Nhật Bản dưới dạng táo tươi để ăn và chế biến. Giống này chủ yếu được sản xuất ở tỉnh Nagano, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng, tiếp theo là tỉnh Aomori với 38% và Hokkaido là 17%. Khi vào mùa, táo Alps Otome được bán tại các chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hóa ở Nhật Bản.
Mùa vụ và cách bảo quản táo Alps Otome
Táo Alps Otome được thu hoạch vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu, với mùa cao điểm là từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 11, nhưng chúng có thời gian bảo quản không được lâu. Từng quả táo được lựa chọn một cách nghiêm ngặt. Trải qua công đoạn đo chỉ số về màu sắc, độ lớn, độ ngọt, độ chua, độ chín.
Để giữ ruột táo được trắng lâu, sau khi gọt vỏ, hãy ngâm qua ruột táo trong nước có pha vài giọt chanh hoặc muối loãng. Nếu bảo quản táo Alps Otome trong tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C, táo sẽ giữ được độ tươi, độ giòn trong vòng 1-4 tuần. Sau một thời gian này, táo sẽ ngọt hơn, độ PSI thấp hơn dẫn đến táo sẽ xốp hơn. Đặc biệt, cần tránh để táo chung với các thực phẩm có mùi khác như hành và tỏi, táo sẽ dễ nhiễm mùi
Dinh dưỡng của táo Alps Otome
Trung bình một quả táo, đặc biệt là táo Alps Otome cung cấp cho cơ thể khoảng 100 kcal. Trong đó chất xơ chiếm 17%, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ăn một quả táo mỗi ngày cũng cung cấp 14% vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp làm sáng da và mờ các đốm nâu.
Tham khảo mua táo nhập khẩu tươi ngon tại Kingfoodmart >>>
Nhờ lượng dồi dào phytonutrient (kaempferol và quercetin), thêm một quả táo vào thực đơn mỗi ngày góp phần làm chậm sự phát triển của tế bào có hại, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Táo Alps Otome còn chứa lượng lớn kẽm giúp làm tăng khả năng ghi nhớ của não bộ. Ngoài ra, kẽm còn kết hợp với một số chất khác trong cơ thể để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Táo Alps Otome làm được món gì
Táo Alps Otome nổi tiếng được sử dụng nguyên quả trong các món tráng miệng trong lễ hội ở Nhật Bản, được gọi là “ringo ame”, dịch ra có nghĩa là “táo kẹo”. Ringo ame thường được bán trong các lễ hội mùa hè, bắn pháo hoa,… Làm kẹo táo chỉ đơn giản là bọc một trái táo bằng một lớp kẹo đường. Cách làm kẹo thông dụng nhất là đun đường, siro ngô, nước, quế và phẩm màu đỏ đến khi đủ độ nóng vào khoảng 150 độ C sau đó nhúng táo vào. Lớp kẹo đường này sẽ nguội đi và cứng lại sau 1 thời gian. Ngoài ra còn có muôn vàn cách chế biến kẹo táo khác, như nhúng táo trong socola, thêm cốm, kem,…
Táo Alps Otome là loại trái cây được phổ biến cho món ringo ame vì toàn bộ quả táo có thể được xiên và nhúng toàn bộ vào lớp đường dễ dàng. Giống được ưa chuộng vì kích thước nhỏ, hương vị ngọt ngào và kết cấu giòn. Táo Alps Otome cũng có thể được nhúng vào đường rồi phủ đậu phộng cắt nhỏ và sôcôla hoặc rắc quế. Bên cạnh táo Alps Otome, các loại trái cây khác đượcsử dụng làm ringo ame như dâu tây, nho, kiwi và cam quýt.
Quá trình tạo ra ringo ame từ táo Alps Otome có từ thời Heian, 794 đến 1185 CN và được du nhập từ Trung Quốc. Ban đầu, ringo ame được dùng làm lễ vật dâng lên các vị thần trong các đền thờ và dành riêng cho giới quý tộc. Theo thời gian, món kẹo được làm từ trái cây – đặc biệt từ táo alps otome này đã trở thành một món ăn nhẹ phổ biến, phổ biến được làm thông qua các yatais – những quầy bán đồ ăn vặt lưu động trong Thời đại Edo, 1603 đến 1868 CN.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác