Run chân khi đứng là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Run có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở người cao tuổi hơn. Run chân khi đứng có thể có nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Nguyên nhân
Run có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở người cao tuổi hơn so với người trẻ. Mỏi chân và run chân khi đứng có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý là khi run xảy ra do tình trạng stress, lo âu, mệt mỏi hoặc do tác động từ các chất kích thích như rượu và caffein. Trong trường hợp này, việc cân bằng công việc và nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, ngồi thiền và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm triệu chứng.
Ngũ cốc là thực phẩm giàu magie, giúp cải thiện tình trạng run chân
Nguyên nhân bệnh lý có thể là do các bệnh như Parkinson, rối loạn chức năng tiểu não do chấn thương hoặc xơ cứng rải rác, đa xơ cứng và nhiều bệnh lý khác. Trong trường hợp này, cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Run chân là dấu hiệu của bệnh gì
Những người bị mắc chứng suy nhược kích thích thường thiếu kiên nhẫn, hay phản ứng thái quá, hay nôn nóng, dễ bỏ cuộc. Ngoài ra, họ cũng sẽ trải qua các triệu chứng như đau đầu run tay chân, suy nhược cơ thể, tức ngực, khó thở, đau đầu mệt mỏi,…
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của các cơ, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, cử động chân chạp, chân tay bị tê cứng. Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson chứng đau đầu run tay chân. Ngoài ra, những biểu hiện khác của bệnh Parkinson là suy giảm chức năng vận động, đau đầu mệt mỏi, đau vai, cơ co cứng… Trong nhiều năm, bệnh sẽ phát triển từ từ và trở nặng dần, cuối cùng dẫn đến tê liệt, suy kiệt và tử vong.
Cách cải thiện tình trạng run chân
Làm theo những lời khuyên này mỗi ngày bạn sẽ thấy biểu hiện run chân cải thiện tốt lên:
– Nên cai rượu, bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa cafein (trong cà phê, trà đặc). Đây là các chất kích thích hệ thần kinh, khiến triệu chứng run chân khó kiểm soát hơn.
– Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12, khoáng chất Magie, Kali… có trong thịt, cá, trứng, rau xanh thẫm, ngũ cốc, trái chuối, nho…
– Luyện tập với các bài tập thở, tập yoga, hay đi bộ đường dài. Bạn có thể bắt đầu với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần, nhưng điều quan trọng là cần duy trì thời gian tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Tóm lại, run có thể là dấu hiệu bình thường khi stress, lo âu hoặc mỏi. Nhưng nếu tình trạng run xuất hiện đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác mà không liên quan đến trạng thái cảm xúc thì người bệnh cần đi khám để bác sĩ xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác