Viêm da cơ địa là một bệnh lý da phổ biến và gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tần suất tái phát cao là một thách thức trong quá trình điều trị. Để điều trị hiệu quả, người mắc bệnh cần hiểu rõ về bệnh lý của mình và phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa, bao gồm việc biết rõ viêm da cơ địa kiêng ăn gì.
Nên ăn thực phẩm giàu vitamin
Thực phẩm giàu vitamin giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da và cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E từ các loại rau xanh, củ quả tươi.
- Vitamin A: Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và tế bào lympho, hạn chế phản ứng viêm do viêm da cơ địa. Vitamin A có nhiều trong đu đủ, cà rốt, xoài, cherry, táo, cà chua, nho, dưa hấu, bí đỏ,….
- Vitamin E: Chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và dưỡng ẩm da. Vitamin E có nhiều trong giá đỗ, đậu hũ, bơ,các loại rau lá màu xanh như bắp cải, cải xoăn, các loại hạt như hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ, hạt óc chó, dầu thực vật, khoai lang, ngũ cốc,….
Mua các loại dầu thực vật tại đây
- Vitamin B: Thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, duy trì sức khỏe và sắc đẹp của da. Vitamin B có nhiều trong hạt điều, óc chó, chuối, yến mạch, cà chua, măng tây, rau dền, rau chân vịt,….
Nên ăn thực phẩm có tính chống viêm
Để hạn chế tình trạng viêm da người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có tính chống viêm như:
- Các loại thực phẩm như cá, thịt heo sẽ giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.
- Bổ sung hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá tăng cường omega 3 giảm viêm, giúp giảm ngứa, giảm đau rát do triệu chứng viêm da cơ địa.
- Ngoài ra, cà chua, dầu ô liu, các loại rau lá xanh, các các loại cây họ đậu cũng là những “thần dược” chống viêm.
Nhóm thực phẩm chứa kẽm và giàu probiotic
Kẽm cần thiết cho việc lọc gan, sửa chữa tế bào hư hỏng và nạp oxy cho cơ thể. Kẽm giúp việc ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng phát, chữa lành những tổn thương khi sản sinh protein và các tế bào tái tạo da. Kẽm giúp giảm viêm, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra viêm nặng của bệnh viêm da cơ địa. Người bệnh viêm da cơ địa nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm lành mạnh như: Ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, trái cây (bơ, lựu, mâm xôi…), rau xanh (rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan…).
Bổ sung probiotic có lợi cho da trong việc tái tạo sau tổn thương do viêm da cơ địa, giúp lên da non và không để lại sẹo thâm. Pho mát mềm là một nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da khó chữa, nhưng nếu người bệnh hiểu rõ về bệnh lý của mình và tuân thủ tốt quy trình điều trị, sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác