Táo bón là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, tử cung ngày càng lớn lên cũng có thể chèn ép lên ruột già, khiến phân di chuyển chậm hơn.
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai rất dễ bị táo bón. Triệu chứng của táo bón không mấy nghiêm trọng nhưng vẫn gây ra một số ảnh hưởng nhất định cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, rất ít chị em phụ nữ biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều progesterone. Đây là một loại hormone thai kỳ. Khi cơ thể tiết nhiều progesterone sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến nhu động ruột, ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa và quá trình đào thải chất ra bên ngoài. Vì vậy, rất nhiều thai phụ mắc phải triệu chứng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.
- Ít vận động: Thời điểm mới mang thai, phụ nữ hay mệt mỏi và thiếu ngủ. Thêm vào đó việc giữ gìn quá cẩn thận dẫn tới việc ít đi lại và hạn chế vận động có thể khiến cho tình trạng táo bón xảy ra.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ốm nghén trong 3 tháng đầu tiên khiến thai phụ chán ăn nên chỉ có thể ăn ít hoặc ăn một vài món nhất định. Do đó, lượng chất hấp thụ vào cơ thể không đủ khiến cho hoạt động tiêu hóa kém đi, quá trình đẩy chất thải ra ngoài vì thế mà trở nên rất khó khăn.
- Bổ sung vi chất không đúng cách: Thai phụ thường sẽ chú ý bổ sung canxi và sắt qua các loại thuốc uống. Để hấp thụ được 2 loại thuốc này, cơ thể cũng cần bổ sung một lượng nước lớn. Trong trường hợp cơ thể không thể hấp thụ hết, lượng sắt, canxi thừa ra sẽ bị đào thải khi đại tiện và gây táo bón.
Cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Trên thực tế, một số biện pháp phòng ngừa kể trên cũng là những cách chữa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Việc áp dụng cả phòng ngừa và điều trị sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, áp dụng các cách chữa trị lành tính và không gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm.
- Trà bồ công anh: Mẹ bầu có thể uống trà bồ công anh hàng ngày. Loại trà này giúp cấp nước, lợi tiểu và làm giảm cảm giác khó chịu khi bị đầy hơi. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường nhu động ruột và kích thích gan tiết ra nhiều dịch mật hơn, từ đó tạo thuận lợi trong việc tiêu hóa.
- Trà hoa cúc: Tinh chất trong trà hoa cúc giúp kích thích cho hệ tiêu hóa và làm giảm căng thẳng. Mẹ bầu thể uống 1 ly sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Mật ong và mè đen: Sự kết hợp giữa mật ong và mè đen giúp tăng cường sức đề kháng và bôi trơn đường ruột hiệu quả. Hãy rang chín khoảng 50g mè đen sau đó trộn với 30ml mật ong và chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng liên tục trong 3 ngày mẹ bầu sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
- Dầu dừa: Mẹ bầu có thể dùng dầu dừa để trộn salad hoặc pha với nước ấm để uống. Dầu dừa chứa các loại axit béo giúp cung cấp nhanh chóng năng lượng cho tế bào đường ruột, giúp kích thích để ruột trao đổi chất hiệu quả và làm mềm phân. Ngoài ra khi vào đường ruột, dầu dừa sẽ giúp bôi trơn và giảm ma sát trong quá trình đại tiện.
- Quả sung: Sung chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên từ lâu nó đã là một vị thuốc nhuận tràng rất hiệu quả. Hãy rửa sạch 10g sung tươi với nước muối, bổ đôi sau đó hầm chung với 1 đoạn ruột già của lợn. Chú ý nêm nếm gia vị vừa ăn.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác