Nguyên nhân do đâu gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ em

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » Nguyên nhân do đâu gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ em

    Bài viết đề cập đến vấn đề thiếu máu ở trẻ đồng thời cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như triệu chứng. Ngoài ra, thông qua bài viết phụ huynh cũng biết thêm về những biện pháp phòng ngừa, hướng điều trị thiếu máu hiệu quả, chủ yếu tập trung vào điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì vệ sinh cá nhân. Đây là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bậc phụ huynh nắm bắt sớm tình trạng thiếu máu ở trẻ.

trẻ em

1. Nguyên nhân tác động đa chiều đến tình trạng thiếu máu ở trẻ

Hiện nay có vô số những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Chế độ ăn thiếu chất: Đầu tiên phải kể đến đó chính là chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất trầm trọng. Chế độ ăn thiếu thức ăn giàu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến, vì sắt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Thiếu Vitamin B12 và Folate ảnh hưởng đến quá trình sản xuất DNA, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự hình thành của hồng cầu.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và vitamin, sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra hồng cầu.
  • Bệnh lý khác: Nhiễm trùng nội tiết hoặc các bệnh lý viêm nhiễm cũng có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.
  • Mất máu do tai nạn chấn thương: Các tai nạn hoặc chấn thương có thể dẫn đến mất máu, làm giảm lượng hồng cầu hiện có trong cơ thể.

Tích cực bổ sung loại thực phẩm này để tăng lượng hồng cầu trong máu

2. Các biện pháp phòng ngừa điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ

Tuy nhiên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng bởi ngày nay người ta đã có rất nhiều biện pháp phòng ngừa, điều trị chứng thiếu máu ở trẻ em. Bên dưới là một số phương pháp phổ biến: 

  • Cân đối và đa dạng chế độ ăn: Bổ sung chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, hạt ngũ cốc, hạt lanh để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Ngoài ra, cùng cần tăng cường ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn. Bên cạnh đó, nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung các chất có lợi cho việc hình thành tế bào hồng cầu như chất sắt, vitamin B2,..
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để phát hiện và có hướng điều trị bệnh thiếu máu kịp thời, phụ huynh nên cho con em của mình đến các cơ sở bệnh viện uy tín tiến hành khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiễm sán: Để tránh cho con em bị nhiễm sán, các bậc phụ huynh cần lưu ý quá trình vệ sinh cá nhân của các bé ví dụ như dạy các em việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, kiểm tra nguồn nước mà gia đình đang dùng liệu có chất lượng hay không? Chú ý nấu chín thức ăn trước khi đưa cho các bé
thịt bò

Tăng cường vitamin C cho sức đề kháng của bé thêm khỏe mạnh bằng loại thực phẩm này

Vì vậy cha mẹ cần chú trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng lẫn chú ý đến lối sinh hoạt của các bé. Các bậc phụ huynh nên lưu ý việc duy trì sức khỏe toàn diện cho trẻ bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện theo dõi sức khỏe đều đặn.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác