Việc bổ sung kẽm là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt kẽm không chỉ làm hạn chế sự phát triển của trẻ em mà còn giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng của cơ thể. Tuy nhiên, liệu việc bổ sung kẽm cho trẻ hằng ngày là nên hay không? Hãy để Kingfoodmart chúng tôi giải đáp thắc mắc cho bạn thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Vai trò của kẽm đối với cơ thể trẻ
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu được tìm thấy trong nhiều bộ phận của cơ thể con người như mắt, não, tuyến tụy, thận, gan và tuyến thượng thận, là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Vai trò quan trọng của kẽm bao gồm việc giúp insulin hoạt động tốt, tham gia vào quá trình tổng hợp protein và DNA, cung cấp khoáng chất cho xương và răng, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hoạt động trong quá trình trao đổi carbon dioxide giữa phổi và máu.
Hiện tại, kẽm không được sử dụng rộng rãi để điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, mà chỉ được sử dụng để điều trị thiếu hụt do suy dinh dưỡng hoặc vấn đề kém hấp thu ở trẻ em và người lớn. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.
2. Thời điểm nên bổ sung kẽm cho trẻ
Hằng ngày, trẻ em cần bổ sung một lượng kẽm nhất định. Theo khuyến nghị, trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 4 đến 8 tuổi nên bổ sung 4mg mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi thì nên bổ sung 6mg mỗi ngày.
Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ bổ sung kẽm theo liều lượng khuyến cáo khi con bị thiếu kẽm. Thiếu hụt kẽm có thể xảy ra ở trẻ bị tiêu chảy nặng, trẻ không thể hấp thụ thức ăn tốt, trẻ bị xơ gan, sau phẫu thuật lớn hoặc trong thời gian sử dụng ống cho ăn ở bệnh viện.
Các triệu chứng của thiếu hụt kẽm bao gồm tăng trưởng chậm, mức insulin thấp, chán ăn, khó chịu, rụng tóc, da thô ráp, vết thương chậm lành, khứu giác kém, tiêu chảy và buồn nôn. Việc bổ sung kẽm qua đường uống hoặc truyền kẽm qua đường tĩnh mạch (IV) giúp phục hồi mức kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ quá thường xuyên không được khuyến khích.
3. Cách bổ sung kẽm cho trẻ
Bổ sung kẽm này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung kẽm. Trẻ cần ăn thực phẩm có chứa kẽm hàng ngày vì cơ thể không thể lưu trữ nguyên tố vi lượng này. Thực phẩm cung cấp kẽm cho trẻ có thể là hàu, thịt bò, thịt heo, hạt điều, đậu xanh, phomai, yến mạch, hạnh nhân, đậu hà lan, tôm và cua.
Bổ sung kẽm cho trẻ với các loại thịt
Bổ sung kẽm cho trẻ với cá và hải sản tươi
Bổ sung kẽm cho trẻ với các loại hạt
Trong trường hợp trẻ đã ăn đủ các loại thực phẩm này nhưng vẫn không đáp ứng được lượng kẽm cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp chuyên biệt dành cho trẻ em nhằm bổ sung kẽm hàng ngày. Việc bổ sung kẽm đúng liều lượng và theo hướng dẫn sẽ giúp kích thích sự phát triển bình thường của trẻ.
Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể, không chỉ đối với trẻ em mà còn với người lớn. Thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý. Trẻ em có thể ăn những loại thực phẩm có chứa kẽm hằng ngày để bổ sung kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu như phải sử dụng thuốc hoặc các loại vitamin tổng hợp chuyên biệt để bổ sung kẽm, cần có sự tư vấn từ chuyên gia và không nên dùng quá liều lượng.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác