Thực đơn dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi là một vấn đề quan trọng mà các bậc cha mẹ cần quan tâm. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, do đó cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
- Thực đơn cần đa dạng: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, thực đơn cần đa dạng, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này giúp bé hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
- Thực đơn cần cân đối: Thực đơn cần cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm:
- Nhóm chất bột đường: cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Nhóm chất đạm: giúp xây dựng và phát triển cơ bắp, xương khớp.
- Nhóm chất béo: cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi: Tùy theo độ tuổi của bé, thực đơn cần được điều chỉnh cho phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh để phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não. Các bé trong giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi cần được cung cấp sữa mẹ hoặc sữa bột, ngoài ra không cần cho trẻ ăn hoặc uống thêm thứ gì khác. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ thấy đói, ít nhất là 8 lần trong một ngày. Mỗi lần bú, nên cho trẻ bú hết sữa ở một bên bầu vú rồi hãy chuyển sang bầu bên kia.
Trong giai đoạn từ 4 tháng này, sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là thành phần chính trong bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn ngoài khi:
- Sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
- Trẻ vẫn còn cảm thấy đói sau khi đã bú mẹ 8 đến 10 lần (tương đương 1 lít sữa bột mỗi ngày).
- Trẻ tăng cân chậm và số cân nặng không phù hợp với cột mốc phát triển theo lứa tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng
Bắt đầu từ giai đoạn này, các mẹ cần phải tập cho trẻ ăn dặm, cụ thể là cho trẻ làm quen với bột, cháo dinh dưỡng. Các mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau, củ, thịt cá và nấu chung với cháo để cho bé tập ăn. Nên cho bé ăn dần thức ăn từ lỏng đến đặc. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cho trẻ ngũ cốc, sữa chua, phô mai, trái cây (chuối, nho, lê, bơ, khoai lang…). Lúc này, dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa bột không còn đủ cho việc phát triển của trẻ, chính vì vậy giai đoạn này các mẹ cần chú trọng bổ sung các bữa ăn chứa nhiều dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất:
- Đường bột: gạo, mì, khoai, sắn…
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua…
- Chất xơ và vitamin: rau, củ, trái cây…
- Chất béo: phô mai, sữa, dầu ăn, các loạt hạt…
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác