Tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là đường lỏng, không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy. Đường lỏng là loại xi-rô bắp giàu fructose, được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn nhanh và đồ uống đóng chai như soda và nước trái cây. Đường lỏng khác với đường ăn ở chỗ đường lỏng không cần chuyển hóa và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể.
Thiếu giá trị dinh dưỡng
Đường là một loại calo rỗng, không cung cấp bất kỳ vitamin, dinh dưỡng hay khoáng chất nào. Tiêu thụ calo rỗng gây nhiều tác hại cho sức khỏe như tăng cân, mất cân bằng, thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ khoảng 308 calo từ đường bổ sung mỗi ngày, nhiều hơn so với khuyến nghị 100 calo ở nữ giới và 150 calo ở nam giới
Tuy nhiên, các sản phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây được tiêu hóa với tốc độ chậm hơn, trở thành nguồn năng lượng lâu dài, lành mạnh cho cơ thể. Chúng cũng chứa các loại chất dinh dưỡng khác như chất xơ và vitamin khoáng chất.
Đường gây tăng cân
Thực phẩm và đồ uống có đường chứa nhiều calo, dẫn đến tăng cân ngay cả khi tập thể dục thường xuyên. Đường ảnh hưởng đến nội tiết tố leptin. Đây là hệ thống giữ cho cơ thể không bị đói hoặc ăn quá nhiều. Gián đoạn hoạt động của leptin có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể dẫn đến tình trạng kháng leptin, xảy ra khi cơ thể không còn phản ứng với nội tiết tố này nữa. Các tác giả phát hiện việc loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống sẽ đảo ngược tình trạng đó.
Đồ uống có đường là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng kháng leptin. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý đường chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây thừa cân và béo phì. Tình trạng này là kết quả của chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, di truyền, các yếu tố xã hội và môi trường. Dù vậy, hạn chế đường trong chế độ ăn là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tăng cân.
Gây sâu răng
Tiêu thụ nhiều đường có thể gây sâu răng. Sau khi ăn đường, vi khuẩn hình thành trong miệng và tạo ra mảng bám mỏng. Chúng phản ứng với đường có trong thực phẩm và đồ uống, kích hoạt giải phóng một loại axit làm hỏng men răng.
Cơ thể có thể tự chữa lành một số tổn hại. Tuy nhiên, theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường gây ra những tổn thương lâu dài, dẫn đến sâu răng – lỗ hổng hình thành trên răng. Các chuyên gia cho biết hạn chế đồ ăn có đường là cách ngăn ngừa tình trạng này. Để hạn chế lượng đường lỏng tiêu thụ hàng ngày, bạn nên hạn chế nước ép trái cây và các đồ uống có đường. Thay vào đó, hãy thay thế bằng nước thường, trà không đường, hoặc cà phê không đường.
Nếu bạn đang cai dần đồ uống có đường, bạn có thể thay thế bằng các chất làm ngọt tự nhiên và nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác