Đổ mồ hôi là một chức năng rất quan trọng luôn hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể chúng ta. Độc tố cùng những tạp chất tích tụ trong cơ thể được loại bỏ một phần khi cơ thể đổ mồ hôi. Vì vậy, cơ thể không đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không hoạt động bình thường tại một thời điểm nào đó. Vậy điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?
Lợi ích của mồ hôi đối với cơ thể
Hệ thống tuyến mồ hôi gồm tuyến mồ hôi nước, tuyến mồ hôi dầu và tuyến bã nhờn. Tuyến mồ hôi nước có mặt khắp nơi trên cơ thể và giúp làm mát cơ thể. Tuyến mồ hôi dầu phân bố chủ yếu ở nách và vùng quanh hậu môn. Mỗi tuyến mồ hôi bao gồm đơn bị bài tiết và ống dẫn mồ hôi, và có vai trò điều tiết nhiệt độ, bài tiết nước và điện giải, bảo vệ da.
Đổ mồ hôi là một quá trình tự nhiên. Mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể thông qua các lỗ chân lông trên da để loại bỏ tạp chất trong cơ thể và làm cho làn da trở nên tươi sáng, khỏe mạnh hơn so với những người không đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi là một chức năng sinh học quan trọng của cơ thể. Các tạp chất và độc tố trong cơ thể được đào thải ra ngoài khi bạn đổ mồ hôi. Nếu cơ thể bạn không đổ mồ hôi, chắc chắn rằng bạn đang gặp vấn đề nào đó.
Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?
Cơ thể không được làm mát: Nếu cơ thể bạn không đổ mồ hôi, bạn có nguy cơ bị say nắng. Những người không thể đổ mồ hôi do tác dụng phụ của thuốc hoặc các tình trạng rối loạn khác có nguy cơ bị sốt cao. Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát của cơ thể. Thông qua cơ chế này giúp ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể.
Dễ bị nhiễm trùng cơ hội: Không nhiều người biết rằng đổ mồ hôi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đổ mồ hôi giúp cơ thể loại bỏ các mầm bệnh có hại và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng da: Khi ra mồ hôi, lỗ chân lông giãn nở ra và giải phóng các độc tố và các chất ô nhiễm, có thể dẫn đến nhiễm trùng da gây nổi mụn nhọt, mụn trứng cá. Những người bị nhiễm trùng da do vi-rút hoặc vi khuẩn, nguyên nhân chính là do thiếu dermcidin trong mồ hôi.
Nguy cơ mắc sỏi thận: Đổ mồ hôi là một cách hiệu quả để loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Những người không đổ mồ hôi có lượng muối và canxi trong cơ thể tích tụ cao hơn, dẫn đến hình thành sỏi thận. Khi đổ mồ hôi, bạn có thể uống nước để cân bằng nồng độ muối trong cơ thể.
Nguyên nhân khiến cơ thể không đổ mồ hôi
Hiện tượng cơ thể không ra mồ hôi cũng đã được nhiều bác sĩ nghiên cứu và quan sát. Hiện tượng này có một tên gọi khác là Anhidrosis. Cơ thể không thể ra mồ hôi có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Nguyên nhân đầu tiên có thể do bạn mắc một số chứng rối loạn bẩm sinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của các tuyến mồ hôi. Kết quả là cơ thể không đổ mồ hôi. Ngoài ra, nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh di truyền như bệnh Fabry, bệnh này cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và trao đổi chất của thế hệ tiếp theo.
- Thứ hai là do hội chứng Sjogren. Một trong những hội chứng của bệnh mô liên kết. Chúng gây khô mắt và miệng. Những người mắc hội chứng này cũng dễ bị Anhidrosis.
- Tiếp đến là những người mắc các bệnh làm da bị tổn thương nghiêm trọng như bỏng, bỏng do xạ trị, vảy nến… Da hoạt động bài tiết và đào thải độc tố kém hơn.
- Nguyên nhân cuối cùng khiến cơ thể không đổ mồ hôi là khi bị tổn thương thần kinh, tinh thần khi mắc bệnh tiểu đường, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, sử dụng liên tục kéo dài các loại thuốc như morphine, thuốc điều trị các rối loạn tâm thần…
Thay vì uống rượu, bia và các chất kích thích, bạn nên nạp nhiều rau và trái cây
Tóm lại, không tiết mồ hôi là một tình trạng nguy hiểm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Để tránh tình trạng này, cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của không tiết mồ hôi, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác