Mụn trứng cá ảnh hưởng tới 85% trẻ vị thành niên, nhưng vẫn thể kéo dài dai dẳng tới người lớn. Mụn nội tiết có nhiều dạng, từ nhẹ dạng sẩn mụn đầu đen đến viêm nặng, nang nốt. Ngoài xuất hiện ở vùng mặt, mụn cũng thường mọc ở lưng gây khó chịu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn ở lưng như thế nào?
Nguyên nhân nổi mụn ở lưng
Nguyên nhân nổi mụn ở lưng do tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, điều này tạo điều kiện tích tụ tế bào chết trên da, bụi bẩn, chất bã nhờn… làm lỗ chân lông tắc nghẽn sinh ra mụn, đồng thời vi khuẩn C.acnes cư trú trên da tăng sinh gây ra hiện tượng viêm và thay đổi sự sản sinh chất béo, hoạt động tiết bã gây nên mụn viêm. Ngoài ra, có một số yếu tố khiến tình trạng nổi mụn ở lưng bao gồm:
- Nội tiết tố: người đang mang thai, trẻ ở tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị mụn trứng cá hơn khi nồng độ hormone thay đổi.
- Thuốc: một số loại thuốc bao gồm corticosteroid có thể tác động hệ nội tiết, làm xáo trộn mất cân bằng gây mụn trứng cá ở lưng hoặc khiến mụn nặng hơn. Đồng thời một số thuốc thoa như corticosteroid còn gây phát ban dạng mụn trứng cá sau khi thoa thuốc.
- Căng thẳng, lo lắng: sẽ tạo ra nhiều hormone cortisol hơn. Khi nồng độ cortisol tăng lên, cơ thể sẽ sản xuất nhiều bã nhờn hơn.
Cách điều trị mụn ở lưng
- Dùng thuốc không kê toa OTC: với mụn trứng cá nhẹ ở lưng, các loại kem, gel trị mụn không kê đơn có chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic, lưu huỳnh giúp loại bỏ vết thâm, ngăn mụn mới nổi lên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa tắm có thành phần chống mụn trứng cá có các thành phần như axit salicylic giúp thông thoáng lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gốc dầu: Các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm dễ dẫn đến mụn trứng cá ở lưng.
Mua các loại mỹ phẩm chăm sóc da lành tính tại đây
- Loại bỏ áp lực lên lưng: ba lô, dụng cụ thể thao, nẹp lưng đều gây mụn ở lưng nên chọn chiếc ba lô nhẹ, vừa vặn để giảm thiểu ma sát, kích ứng da.
- Mặc quần áo sạch: quần áo bẩn chứa mồ hôi, dầu, bụi bẩn dễ gây kích ứng da, góp phần phát triển mụn trứng cá.
Những lưu ý khi trị mụn nội tiết ở lưng
- Mặc quần áo tập luyện rộng rãi làm từ cotton hoặc vải thấm mồ hôi.
- Giặt quần áo tập luyện sau mỗi lần sử dụng.
- Tắm, thay quần áo càng sớm càng tốt sau khi tập thể dục hoặc khi đổ mồ hôi.
- Làm sạch da nhẹ nhàng khi rửa lưng hoặc thoa sản phẩm trị mụn.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không có mùi thơm.
- Dùng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm không chứa dầu, trên bao bì ghi khuyến cáo: không gây mụn, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc không chứa dầu.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn, khiến mụn tồn tại lâu hơn. Do đó, nên thoa kem chống nắng không chứa dầu khi ra ngoài trời để ngừa mụn trứng cá.
- Tránh xà phòng kháng khuẩn, chất làm trầy xước da, chất tẩy tế bào chết vì có thể làm hư hại lớp bảo vệ của da khiến mụn nặng hơn.
- Giặt ga trải giường: 1 – 2 lần/tuần giúp loại bỏ vi khuẩn, tế bào da chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông hình thành mụn trứng cá ở lưng.
Nếu tình trạng mụn lưng của bạn nặng hoặc không giảm đi sau khi điều trị, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác