Tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách điều trị khi bị thủy đậu

Home » Review » Tra cứu – Thông tin cần biết » Tìm hiểu về bệnh thủy đậu và cách điều trị khi bị thủy đậu

    Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Đây là một căn bệnh dễ lây truyền, đặc biệt là đối với những người chưa có miễn dịch. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về dịch bệnh thủy đậu, cách phòng ngừa cũng như điều trị khi mắc phải thủy đậu.

1. Thế nào là bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu, hay còn được gọi là trái rạ, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thường phát triển ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Thời gian từ khi nhiễm virus đến khi phát triển bệnh (gọi là thời gian ủ bệnh) thường kéo dài từ 2-3 tuần.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là nổi mụn nước trên khuôn mặt, cơ thể và chi, và số lượng mụn nước có thể tăng nhanh chóng trong vòng 12-24 giờ, thậm chí lan rộng khắp cơ thể. Mụn nước có kích thước từ 1-3mm và chứa dịch. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, mụn có thể to hơn và khi nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu, bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi. 

Nhiều người cho rằng thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến da, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não và zona.

Nuoc Kingfoodmart

2. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm phòng vắc xin. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, với tỷ lệ tránh được bệnh từ 88-98%.

 Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa ra 5 khuyến cáo quan trọng để ngăn ngừa bệnh thủy đậu, bao gồm:

– Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh để tránh lây lan.

– Những người mắc bệnh thủy đậu cần nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh, nhằm ngăn ngừa việc lây lan cho những người xung quanh.

– Rửa tay thường xuyên sử dụng xà phòng, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, và vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Vệ sinh nhà cửa, trường học và các vật dụng sinh hoạt bằng chất sát khuẩn thông thường.

– Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

3. Điều trị khi mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Là bệnh lành tính do vậy có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sĩ. 

Một số lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu tại nhà như sau:

– Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.

– Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.

– Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Vậy là Kingfoodmart đã chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan đến bệnh thủy đậu. Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu càng quan trọng. Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác