Sốt xuất huyết là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra giảm tiểu cầu. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh miễn dịch, trong đó các kháng thể tấn công và phá hủy các tiểu cầu trong cơ thể. Khi số lượng tiểu cầu giảm, cơ thể trở nên dễ chảy máu khi gặp tác động nhẹ. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Bù nước và điện giải
Trước khi lưu ý đến chế độ dinh dưỡng tăng tiểu cầu cho người sốt xuất huyết, bệnh nhân cần được bù nước và điện giải. Nguyên nhân là do bệnh sốt xuất huyết thường gây ra sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… và dễ xảy ra tình trạng mất nước.
Người bệnh cần uống thật nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch điện giải oresol để bù lại lượng nước mất đi và giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt. Ngoài nước lọc và dung dịch oresol, bệnh nhân cũng có thể uống một số loại nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, bưởi, nước chanh,… hoặc cũng có thể uống nước dừa – nước dừa được ví như một loại dung dịch bù điện giải tự nhiên cho cơ thể.
Thực phẩm giàu Vitamin D
Vitamin D là khoáng chất không thể thiếu đối với một cơ thể có hệ miễn dịch, hệ thần kinh trung ương và hệ cơ – xương khớp tốt. Bởi thế, Vitamin D cũng rất quan trọng đối với tiểu cầu. Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Vitamin D có ý nghĩa cực kỳ lớn với các tế bào tủy xương – tế bào sản sinh tiểu cầu và các tế bào máu bình thường khác.
Mặc dù tiếp xúc với ánh mặt trời có thể giúp cơ thể sản sinh Vitamin D nhưng đây là phương pháp bổ sung Vitamin D cho cơ thể không phù hợp với trẻ sốt xuất huyết. Chính vì vậy, hãy ăn những thực phẩm giàu Vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, sữa và sữa chua,…
Thực phẩm giàu folate
Folate là một loại vitamin B rất cần thiết cho các tế bào máu, giúp tăng số lượng tiểu cầu. Axit folic chính là dạng tổng hợp của folate. Người lớn cần ít nhất 400mcg folate/ngày và phụ nữ mang thai cần 600mcg/ngày. Những thực phẩm có chứa folate hoặc axit folic gồm: Rau lá xanh đậm, gan bò, ngũ cốc ăn sáng, các loại sữa, cơm,…
Người dùng chú ý không tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các chất bổ sung vì hàm lượng cao có thể gây cản trở chức năng của vitamin B12. Còn việc ăn nhiều thực phẩm giàu folate sẽ không gây ảnh hưởng gì
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giảm tiểu cầu ở người bị sốt xuất huyết và cách tăng tiểu cầu thông qua thực phẩm và loại hoa quả phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác