Những điều bạn cần biết về mất ngủ ở tuổi dậy thì

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » Những điều bạn cần biết về mất ngủ ở tuổi dậy thì

    Trẻ em ở độ tuổi dậy thì cần được ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm để đảm bảo khả năng phát triển. Tuy nhiên, một số trẻ lại rơi vào tình trạng khó ngủ tuổi dậy thì, ngay cả khi đi ngủ sớm. Khó ngủ kéo dài có thể làm ảnh hưởng và trì hoãn đồng hồ sinh học của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này và những lưu ý mà bố mẹ cần biết là gì?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì KIngfoodmart

Nguyên nhân gây ra khó ngủ ở tuổi dậy thì

  • Do thay đổi hormone: Chúng ta đều biết rằng, tuổi dậy thì là giai đoạn các hormone trong cơ thể thay đổi và biến động nhiều nhất. Sự thay đổi này có thể gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ. Ngoài ra, lượng cortisol tiết ra không được đều cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Áp lực về học hành thi cử gây ra khó ngủ tuổi dậy thì: Khi hệ thần kinh phải đứng trước những căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ, mất ngủ ở tuổi dậy thì.
  • Thói quen thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử: Khi chơi game, lướt mạng xã hội sẽ khiến trẻ phấn khích và khó dừng lại được. Lâu dần, sẽ hình thành thói quen thức khuya và khó ngủ vào buổi tối.
  • Các đồ ăn đồ uống như: trà sữa, bánh ngọt, thức ăn nhanh,… trước cổng trường là sự lựa chọn yêu thích của đa số các bạn học sinh. Việc nạp quá nhiều những thực phẩm này vào ban ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết chứng khó ngủ ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Cha mẹ là những người ở gần nên có thể giúp trẻ xây dựng giờ giấc khoa học, ngủ đúng và ngủ đủ giấc. Vì vậy, những bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn về tâm lý và các hành vi cảm xúc của trẻ. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết nếu trẻ có những dấu hiện khác thường và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau thì bạn cần phải lưu ý.

– Khó khăn trong việc thức dậy vào các buổi sáng.

– Hay nóng nảy, khó chịu và cáu gắt vào đầu giờ chiều.

– Thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật, ngủ lơ mơ vào ban ngày.

– Cuối tuần thường ngủ li bì, sau khi dậy thì mệt mỏi và dễ cáu gắt.

Bố mẹ cần cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý vào giai đoạn này

Mất ngủ ở tuổi dậy thì KIngfoodmart

Các mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong giai đoạn dậy thì

– Đảm bảo phòng ngủ có ánh sáng vừa đủ và yên tĩnh.

– Trước khi ngủ khoảng 1 giờ cần yêu cầu trẻ ngừng làm bài tập và sử dụng thiết bị điện tử. Ba mẹ có thể trao đổi với trẻ là không nên sạc hay để điện thoại gần giường.

– Giúp trẻ được thư giãn trước giờ ngủ. Một số cách như: tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách hay ngồi thiền.

– Hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống chứa caffeine như: cafe, nước tăng lực, socola,… vào buổi tối.

Nên uống sữa vào buổi tối để ngủ ngon hơn

– Khuyến khích trẻ thường xuyên thể dục thể thao nhưng tránh vận động mạnh gần giờ ngủ.

– Tránh ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ giúp giấc ngủ tối của trẻ được sâu và dài hơn.

– Tâm sự và trao đổi giúp con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đến cuộc sống và việc học tập của trẻ. Cho con biết về những tác hại mà mất ngủ, khó ngủ và những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

– Thường xuyên trò chuyện giúp trẻ giải tỏa những khó khăn căng thẳng trong cuộc sống.

Chứng mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì hiện nay khá phổ biến và có thể cải thiện được. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ở trẻ diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ thêm.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác