Hành kinh là hoạt động sinh lý hàng tháng của người phụ nữ, và trong thời gian này cơ thể có những thay đổi lớn về nội tiết. Điều này dẫn đến những thay đổi về sức khỏe và tâm trạng. Việc sinh hoạt, làm việc và vận động khi có kinh cần được lưu ý để đảm bảo người phụ nữ có những “kỳ rụng dâu” an toàn và thoải mái nhất có thể.
Chế độ ăn uống tốt
Khi có kinh, cơ thể bạn cần tăng cường sự trao đổi chất nhiều hơn. Vì vậy, hãy thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể chia nhỏ bữa và ăn nhiều lần trong ngày. Nên tăng cường chất đạm và thức ăn có nhiều canxi giúp ích cho quá trình đông máu. Protein có tác dụng ổn định lượng đường trong máu từ đó hạn chế được tình trạng tụt huyết áp và chứng thèm đường trong chu kỳ. Canxi có tác dụng làm giãn cơ, làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh và đau vùng thắt lưng khi đến kỳ.
Đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều vitamin C và B6. Bạn sẽ tìm thấy những chất này trong thịt gà, cá, gà tây, các loại hạt, chuối, khoai tây, trứng, trái cây họ cam quýt và nước ép nam việt quất. Cố gắng ăn nhiều rau tươi để được cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ.
Vệ sinh đúng cách trong những ngày “đèn đỏ”
Trong những ngày có kinh các chị em nên vệ sinh cơ thể thường xuyên hàng ngày. Điều quan trọng đầu tiên là thay băng vệ sinh thường xuyên. Nên sử dụng các loại băng vệ sinh có chất lượng được kiểm nghiệm. Thời gian thích hợp để thay băng vệ sinh là 6 giờ/lần với ngày thường và 3-4 giờ/lần với những ngày máu kinh ra nhiều. Trước và sau khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín.
Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không cần thiết phải sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi độ pH và ảnh hưởng tới môi trường vi khuẩn tốt.
Hoạt động thể chất trong kỳ kinh nguyệt?
Hoạt động thể chất rất tốt để giảm lo lắng, thờ ơ và đau đầu khi đến kỳ “đèn đỏ”. Nó là một chất kích thích tâm trạng gần như ngay lập tức. Tập thể dục cũng giúp cải thiện lưu thông máu và oxy khắp cơ thể, bao gồm cả vùng xương chậu, điều này cũng có thể giúp giảm chứng chuột rút.
Nếu bạn thấy chế độ tập thể dục thông thường của mình quá sức trong kỳ kinh nguyệt, hãy chọn các hoạt động hoặc bài tập có tác động thấp hơn hoặc giảm bớt thời gian tập. Chị em có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không nên tập các môn thể thao đòi hỏi quá nhiều sức lực như cử tạ, bơi lội,… Với yoga – tránh bất kỳ ‘tư thế đảo ngược’ nào khiến bạn bị lộn ngược.
Bạn gái cần lưu ý, điều quan trọng là bạn phải luôn luôn thực hành tự chăm sóc bản thân và giữ cho tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, nó thậm chí còn trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác