Bệnh vảy nến móng tay – nguyên nhân và cách điều trị

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » Bệnh vảy nến móng tay – nguyên nhân và cách điều trị

    Vảy nến móng tay là bệnh lý khá phổ biến, tuy không đe dọa tới sức khỏe song lại ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhân. Chính vì thế, chúng ta nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng thường gặp và thực hiện thăm khám, điều trị bệnh ngay khi phát hiện.

Bệnh vảy nến móng tay Kingfoodmart

Vảy nến móng tay là gì

Không giống như bệnh vảy nến, một bệnh da liễu phổ biến, vảy nến móng tay lại là bệnh mạn tính do hệ thống miễn dịch gây ra. Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể chuyển từ nhẹ đến nặng. Sau 28 – 30 ngày, các tế bào da sinh sản một lần là hiện tượng bình thường. 

Nhưng với một người bị bệnh vảy nến móng tay, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức và làm tăng sinh các tế bào, dẫn đến cứ khoảng 3 – 4 ngày, tế bào da lại sinh sản một lần, làm cho da của người bệnh sẽ đỏ, dày lên và ngứa. Móng tay cũng gặp tình trạng như vậy vì móng là một phần của da. Do móng tay phát triển từ rễ móng dưới lớp biểu bì nên bệnh vảy nến móng tay sẽ bắt đầu hình thành từ trong rễ móng.

Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay

Để nhận ra bệnh vảy nến móng tay, bạn dựa theo những dấu hiệu sau:

  • Móng có vết lõm trên móng, bị rỗ;
  • Móng có đốm trắng;
  • Móng bị sọc;
  • Thay đổi hình dạng, kích thước của móng;
  • Móng dày lên;
  • Móng bị tách ra khỏi nền móng;
  • Móng đổi màu thường là màu vàng hoặc nâu;
  • Chảy máu dưới móng.
  • Bong tróc móng: Tại vị trí móng bị bong ra khỏi nền móng, vi khuẩn sẽ phát triển làm xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng.
  • Tăng sừng dưới da: Là tình trạng tăng sinh nhiều lớp sừng tại biểu bì dưới móng. Các tế bào tăng sinh sẽ đẩy móng lên, khi người bệnh tác động lên móng sẽ gây đau đớn hoặc khó chịu.

Mua găng tay cao su để bảo vệ tay tại đây

Bệnh vảy nến móng tay Kingfoodmart

Người mắc bệnh vảy nến nên lưu ý điều gì?

Người bị vảy nến móng tay cần chăm sóc, bảo vệ móng tay cẩn thận. Khi tiếp xúc với hóa chất như: xà phòng, nước rửa bát thì bạn nên dùng găng tay. Nhờ vậy móng tay sẽ hạn chế bị tổn thương do tiếp xúc với chất hóa học. Khi vệ sinh tay, người bệnh nên thao tác nhẹ nhàng, hạn chế dùng bàn chải, các đồ vật sắc nhọn chà sát lên vùng da móng. Bởi hành động này có thể gây tổn thương móng tay, tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn tấn công và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân dùng kem dưỡng ẩm cho vùng móng tay bị vảy nến. Nếu duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày, người bệnh sẽ không cảm thấy vùng da quanh móng tay bị khô, bong tróc hoặc nứt nẻ… Đặc biệt, bệnh nhân vảy nến ở móng tay cần chú ý ăn uống khoa học, lành mạnh. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu folate, kẽm và beta carotene cực kỳ có lợi cho người bệnh, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng.

Rau xanh là thực phẩm giàu folate

Để phòng ngừa bệnh tái phát, người mắc bệnh nên cắt ngắn móng tay, bảo vệ móng khỏi thương tổn, không làm sạch móng bằng bàn chải và sử dụng kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, đều đặn thăm khám và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe móng tay.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác