Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khó có thể tránh khỏi những xây xát hay tác động nào đó dẫn đến vết thương trên da. Dù là lớn hay nhỏ thì khi cơ thể xuất hiện tổn thương đều khiến bạn có cảm giác đau và nếu không cẩn thận còn dẫn đến ung mủ, nhiễm trùng. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất để bạn có thể xử lý khi vô tình gặp phải trường hợp này trong cuộc sống.
Cách điều trị vết thương hở
Các vết thương hở nhẹ hoặc cấp tính có thể không cần điều trị y tế. Mọi người có thể điều trị các loại vết thương này tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương hở nặng và chảy nhiều máu sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chăm sóc vết thương hở cần bao gồm các bước sau:
- Cầm máu: Dùng khăn sạch hoặc băng ép nhẹ lên vết thương để giúp quá trình đông máu được nhanh chóng hơn.
- Làm sạch vết thương: Dùng nước sạch và dung dịch nước muối sinh lý để rửa sạch các mảnh dị vật hoặc vi khuẩn. Khi vết thương đã sạch, hãy lau khô bằng khăn sạch. Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các mảnh dị vật từ vết thương nghiêm trọng có chứa mô chết, thủy tinh, đạn hoặc các vật thể lạ khác.
- Xử lý vết thương bằng thuốc kháng sinh: Sau khi làm sạch vết thương, cần thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Đóng miệng và băng vết thương: Việc đóng vết thương sạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn. Băng và gạc không thấm nước có tác dụng tốt đối với các vết thương nhỏ. Vết thương hở sâu có thể cần phải khâu hoặc ghim. Tuy nhiên, hãy để hở vết thương đã bị nhiễm trùng cho đến khi hết nhiễm trùng.
- Thay băng thường xuyên: Các chuyên gia y tế khuyên nên tháo băng cũ và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng sau mỗi 24 giờ. Khử trùng và lau khô vết thương trước khi dùng băng dính hoặc gạc sạch dán lại. Nhớ giữ vết thương khô ráo trong thời gian lành.
Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành da
Bên cạnh việc chăm sóc đúng cách, muốn vết thương hở mau liền da và không để lại sẹo, chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng. Các nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giúp vết thương mau lành:
- Thực phẩm giàu Protein: thành phần quan trọng nhất trong quá trình hồi phục vết thương. Thiếu protein có thể làm giảm quá trình tạo mạch, giảm quá trình tạo mô và kết nối tế bào nguyên sợi tạo ra collagen, và tăng sinh phục hồi biểu mô. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu ăn quá nhiều tinh bột lại có thể làm tổn thương quá trình phục hồi vết thương.
- Vitamin A, E, C : là các chất kháng viêm và kháng oxy hóa, giúp vết thương mau lành. Thiếu các vitamin này có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương. Vitamin C làm tăng quá trình tạo Collagen và tăng sinh tế bào nguyên sợi, giúp mạch máu tăng độ co giãn. Vitamin E làm cân bằng ổn định màng tế bào, giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng. Cách tốt nhất để lấy các vitamin này là từ thiên nhiên trái cây nhiều màu sắc có như vitamin A, C có trong Ổi, Sori, cam, bưởi…) hay vitamin E có trong quả Bơ.
- Uống đầy đủ nước :để giữ ẩm cho cơ thể và giúp vết thương hồi phục nhanh
Mua thịt ngon các loại tại đây
Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc vết thương hở mau lành và không để lại sẹo gợi ý đến bạn. Hy vọng rằng qua những nội dung hữu ích được nhắc đến trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức cho việc chăm sóc cơ thể của mình. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp vết thương hở mau lành, không để lại sẹo, mà còn phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm cho da.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác