Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa nhiều người mắc phải và gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt, thậm chí gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
- Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ thắt này bị suy giảm chức năng, không đóng hoàn toàn có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Bệnh dạ dày: một số bệnh lý tại dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
- Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây ra áp lực lớn cho ổ bụng khiến axit làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
- Béo phì hoặc tăng cân đột ngột: khiến áp lực lên dạ dày tăng lên, làm cho các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn.
- Căng thẳng, stress: trong công việc hoặc cuộc sống kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm tăng lượng axit HCl và pepsin gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Bên cạnh đó, hormone cortisol còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này bị suy giảm chức năng và không có khả năng ngăn axit hoặc thức ăn trào ngược.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
Thông thường, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị trào ngược dạ dày thông qua một số triệu chứng cơ bản như:
- Tiết nhiều nước bọt: đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để trung hòa axit khi axit trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: tình trạng này thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi cúi gập người xuống, nguyên nhân là do cơ thắt thực quản dưới bị giãn khiến hơi và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây nóng rát vùng thượng vị
- Buồn nôn, nôn: đây là triệu chứng thường xuất hiện khi ăn no, nằm ngay sau khi ăn hoặc khi đói bụng
- Đắng miệng, hôi miệng: hiện tượng này xảy ra khi axit trào ngược kèm theo dịch mật
- Chứng khó nuốt: Axit từ dạ dày khiến thực quản bị phù nề, sưng tấy, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra cảm giác vướng ở cổ và khó nuốt
- Giảm cân đột ngột: nguyên nhân là do trào ngược dạ dày khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, dạ dày hoạt động kém, không hấp thu đủ chất dinh dưỡng khiến người bệnh giảm cân đột ngột.
Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh
Một câu hỏi phổ biến mà tất cả những người bị trào ngược dạ dày quan tâm đó là phải ăn gì uống gì để giảm triệu chứng khó chịu gây ra do trào ngược acid. Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Ăn uống điều độ và lành mạnh cũng sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh.
Có nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho người trào ngược dạ dày thường bác sĩ khuyên nên đưa vào thực đơn mỗi ngày:
- Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám và yến mạch. Đây là lựa chọn được nhiều chuyên gia về tiêu hóa đánh giá cao vì khả năng làm giảm lượng acid thừa bên trong dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Món này cũng có thể kết hợp với các loại trái cây cũng như bánh mì, yến mạch.
- Các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối.
- Các loại đạm dễ tiêu: thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.
- Các loại cá được chế biến bằng cách nướng, hấp hoặc nấu canh.
Nếu bạn gặp triệu chứng đắng miệng, buồn nôn liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác