Thừa đường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Home » Review » Hỏi – Đáp » Thừa đường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Đường là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những ảnh hưởng của việc dư thừa đường, cũng như cách để kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

1. Tác hại của việc thừa đường

Lượng đường trong máu cao ngăn đường glucose xâm nhập vào tế bào. Kết quả là, cơ thể không nhận được năng lượng và yêu cầu thức ăn lặp đi lặp lại. Vì vậy, khi bị thừa đường, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đói bụng. Ngoài ra, khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này sẽ khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên.

Cuối cùng, việc thường xuyên thấy khô miệng là biểu hiện của việc thừa đường. Đặc biệt hơn, trong một khoảng thời gian ngắn nếu bạn đột nhiên giảm cân ngay cả khi ăn nhiều và thức ăn chứa nhiều calo. Dấu hiệu này cho thấy mức độ đường huyết của bạn đang có vấn đề.

Duong Kingfoodmart

2. Cách kiểm soát lượng đường trong cơ thể

Để mang lại lợi ích sức khỏe cao nhất, nên tiêu thụ dưới 5% tổng lượng calo. Ví dụ, nếu bạn tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường nên tiêu thụ là dưới 200 calo, tức là khoảng 50g hoặc 12 thìa cà phê.

Mua đường mía tại Kingfoodmart

Để bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ sức khỏe do thừa đường, có thể áp dụng một số biện pháp như hạn chế thực phẩm chứa đường tự do, thay thế bằng lựa chọn lành mạnh như uống nước lọc và bổ sung hoa quả tươi. Luôn kiểm tra nhãn dinh dưỡng khi mua các sản phẩm đóng gói và tránh chọn những sản phẩm có tỷ lệ đường cao. Ngoài ra, thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều chất xơ, ngủ đủ giấc và kiểm soát khẩu phần ăn cũng giúp giảm lượng đường trong cơ thể.

Ngoài ra, việc có một chế độ ăn kiểm soát lượng đường hợp lý cũng là một cách giúp hạn chế việc cơ thể bị thừa đường.

Ta đã biết rằng đường có nhiều trong các loại thực phẩm và đường cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bị thừa đường sẽ gây ra những tác hại, thậm chí còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, mỗi người cần tự ý thức thực hiện chế độ ăn với lượng đường vừa đủ mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết để biết được tình trạng tiêu thụ đường của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác