Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

    Viêm da cơ địa (hay chàm cơ địa) là một dạng bệnh chàm phổ biến khiến da khô, ngứa và viêm. Viêm da cơ địa phổ biến hơn ở trẻ em và cũng có thể phát triển ở người lớn. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Mặc dù bệnh cũng có thể cải thiện đáng kể hoặc khỏi hẳn ở một số trẻ khi lớn lên.

Viêm da cơ địa và nguyên nhân gây bệnh

Viêm dạ cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (cách gọi khác: viêm da cơ địa dị ứng, chàm cơ địa, viêm da atopy; tên Tiếng Anh: Atopic dermatitis; viết tắt: AD) là dạng tổn thương viêm da mạn tính do tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên trong không khí. Viêm da cơ địa khiến da khô, ngứa và viêm, mức độ nặng nhẹ tùy vào mức độ mẫn cảm với dị nguyên. Viêm da cơ địa có liên quan đến nồng độ globulin miễn dịch (IgE) trong máu cao và tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng loại I, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.

Nguyên nhân gây bệnh

Cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa rất phức tạp, vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể, nhưng được cho là có liên quan đến các yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch và môi trường gây rối loạn khả năng bảo vệ của da.

  • Di truyền: Người ta nhận thấy một số người bị viêm da cơ địa có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra đã có những thay đổi trong gene chịu trách nhiệm tạo ra filaggrin – một loại protein giúp duy trì làn da khỏe mạnh. 
  • Hệ thống miễn dịch: Bình thường hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động quá mức có thể gây ra tình trạng viêm trên da.
  • Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng khiến da khô và dễ bị viêm. 

Mẹo chữa bệnh viêm da cơ địa tại nhà

  • Tắm nước ấm

Nước ấm sẽ làm dịu tổn thương và triệu chứng ngứa da, bạn có thể tắm cùng yến mạch xay nhỏ, baking soda hoặc muối biển để làm sạch, kháng viêm da tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý ngâm mình tối đa 10 – 15 phút, lâu hơn có thể gây khô da hơn.

  • Dưỡng ẩm

Da bị viêm cơ địa thường khô, sần sùi, dễ kích ứng và là môi trường ưa thích cho vi khuẩn. Vì thế dưỡng ẩm tốt cho vùng da tổn thương rất quan trọng, nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và nhiều lần trong ngày, nhất là khi thời tiết hanh khô.

  • Không gãi

Cơn ngứa ở vùng da viêm cơ địa luôn thường trực, khiến bạn không thể không gãi để giảm bớt tình trạng này? Thay vì gãi, hãy thử dùng đầu ngón tay ấn vào vùng da ngứa. Bạn sẽ thấy bớt khó chịu hơn mà không gây tổn thương da. Ngoài ra, hãy cắt móng tay hoặc đeo bao tay để bạn không vô tình gãi khi ngủ.

  • Mặc trang phục thoải mái

Trang phục thoải mái với chất liệu mềm, thấm mồ hôi cũng làm giảm kích ứng cho da, ngăn ngừa cơn ngứa và tổn thương da.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác