Nhiều người để tình trạng căng thẳng kéo dài nhiều ngày, không điều chỉnh bản thân cũng như thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Khi căng thẳng quá lâu, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lý cơ thể khác.
Lo lắng, căng thẳng quá mức có biểu hiện như thế nào?
Trên thực tế, tại các phòng khám có nhiều bệnh nhân đến khám vì triệu chứng lo lắng, trằn trọc khó ngủ, cảm giác sợ hãi kèm ngộp thở ép ngực, lạnh tay chân, thậm chí phải cấp cứu tại bệnh viện đa khoa hay khoa tim mạch. Đây là những triệu chứng điển hình của các rối loạn lo âu.
Người mang tâm lý sợ hãi, hoảng hốt và cảm thấy không thoải mái, cảm giác lo lắng, không an toàn hoặc có điều gì đó nguy hiểm với mình thường có vấn đề về giấc ngủ như: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu… cảm giác bồn chồn, không giữ được bình tĩnh, thở nông, thở nhanh hơn so với bình thường (tăng thông khí), nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… thường xuyên bất an.
Các rối loạn lo âu có thể đẩy người bệnh vào tình trạng cố gắng tránh các tình huống kích hoạt triệu chứng hoặc làm nặng các triệu chứng lo âu. Khi bị các rối loạn lo âu thường dẫn đến kết quả làm việc giảm sút, học hành kém đi cũng như các mối quan hệ bạn bè ít dần.
Cần làm gì để đối phó với lo lắng, căng thẳng quá mức
- Không nên hoảng hốt, mất bình tĩnh một cách quá mức, điều này sẽ không giải quyết được tình trạng hiện tại mà chỉ làm tình hình tệ hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải có tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử lý các tình huống xảy ra. Nếu bạn lo lắng về điều gì, cần tìm hiểu nhờ bạn bè và các mối quan hệ uy tín có thể trợ giúp tư vấn. Cần đọc thông tin ở các phương tiện chính thống, không hoang mang bởi những tin đồn, thông tin không chính xác.
- Dành thời gian để thư giãn mỗi ngày giúp quản lý căng thẳng và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của căng thẳng. Bạn có thể chọn từ nhiều kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như thở sâu thư giãn cơ,…Hoặc bạn có thể sử dụng các thiết bị massage cầm tay, massage chuyên biệt như máy massage mắt, massage chân, massage đầu và ghế massage toàn thân để hỗ trợ thư giãn thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất.
- Đôi khi stress đến từ việc bạn ôm đồm quá nhiều thứ cho riêng mình mà không biết giải phóng nó ra sao. Những bí mật những khó khăn của bản thân đôi khi sẽ rất ngại nói ra nên ngày qua ngày những áp lực này sẽ càng âm ỉ và gây tổn hại đến tâm trí. Vậy nên, cách tốt nhất bạn hãy cởi mở hơn, gặp gỡ đúng người và kể đúng chuyện. Nếu vẫn còn dè chừng thì hãy gặp ba mẹ, người thân của mình để thoải mái bộc bạch cảm xúc. Đôi khi một việc đơn giản nhưng với tâm lý căng thẳng sẽ khiến bạn quyết định sai, vậy nên hãy để mọi người xung quanh giúp đỡ bạn trên chặng hành trình cân bằng nhé!
- Làm những điều mình thích khi bạn cảm thấy căng thẳng thì hãy nhắc nhở bản thân về những gì bạn làm tốt. Và nghĩ về những niềm vui, sở thích của mình sắp sửa thực hiện trong ngày để điều hòa lại trạng thái tâm lý. Đơn giản như việc, mệt thì bạn sẽ nghỉ ngơi, đói thì ăn, khát nước thì uống,… hãy lắng nghe cơ thể mình thay vì gò bó nó vào một khuôn khổ, một kỳ vọng nào đó viễn vong.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác