Măng tươi là thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn nhưng không phải ai cũng thực sự biết cách lựa chọn, chế biến măng. Vì vậy cần chú ý phòng tránh ngộ độc măng với những cách đơn giản nhất để món măng vừa ngon miệng lại vừa an toàn.
Một số lưu ý khi ăn măng tươi
- Chọn măng tươi: Măng tươi có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng, không bị dập nát. Măng tươi thường có phần gốc nhỏ, phần ngọn to.
- Sơ chế măng kỹ: Măng tươi chứa một chất độc tự nhiên gọi là cyanogenic glycosides. Chất độc này có thể gây ngộ độc nếu không được loại bỏ. Để loại bỏ chất độc trong măng, bạn cần ngâm măng trong nước lạnh ít nhất 2 ngày, thay nước 2-3 lần/ngày. Sau khi ngâm, bạn cần luộc măng trong nước sôi ít nhất 30 phút.
- Không ăn măng đã mốc, thối: Măng đã mốc, thối có thể chứa nhiều độc tố, gây ngộ độc nghiêm trọng.
- Không ăn quá nhiều măng: Không nên ăn măng tươi quá thường xuyên. Hàm lượng chất xơ trong măng tuy tốt nhưng nếu ăn với số lượng nhiều và liên tục có thể làm tăng nguy cơ tắc ruột.
- Không ăn măng ngâm giấm : Măng ngâm giấm tuy kích thích vị giác nhưng lại khiến măng có vị thơm ngon, dễ ăn hơn. Tuy nhiên, cách chế biến này có thể sinh ra chất độc xyanua gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn ngâm giấm mà măng không chua hoặc không bị vàng thì độc tính còn nghiêm trọng hơn.
Những đối tượng nào không nên ăn măng
- Bà bầu
Ngoài các chất dinh dưỡng và khoáng chất, măng còn chứa một số độc tố. Nguy hiểm nhất trong số đó là glycoside, có khả năng tạo ra axit hydrocyanic, gây nôn mửa. Nếu bà bầu dùng măng có thể gây ngộ độc ở nhiều mức độ: Nôn mửa, đau bụng, nhức đầu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận bà bầu ăn măng gây nhiễm độc thai nhi nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
- Bệnh thận
Bệnh thận thường do vi khuẩn Streptocoques hoặc các bệnh gây tổn thương mạch máu đến thận như cao huyết áp, tiểu đường. Chế độ ăn uống của người bệnh thận cần được đặc biệt chú ý. Măng giàu canxi không tốt cho người bị bệnh thận mãn tính, suy thận.
- Những người bị gút
Trong măng tre, măng trúc, măng tây và những thực phẩm tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp các acid uric trong cơ thể, khiến cho tình hình bệnh gút sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều, có thể chân, tay, các khớp sẽ bị sưng tấy lên”.
- Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác