Nhiều người vẫn luôn cho rằng, thường xuyên sử dụng mỡ lợn không tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa – thủ phạm gây ra các căn bệnh mãn tính. Vậy nhưng điều này có chính xác không, hãy cùng Kingfoodmart tìm hiểu nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong mỡ lợn
- Axit béo: Một thìa mỡ lợn trung bình chứa 5g chất béo bão hòa, 5,8g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa. Hầu hết các axit béo không bão hòa đơn trong mỡ lợn là axit oleic, đây là chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch và có thể giúp làm giảm cholesterol xấu (cholesterol lipoprotein mật độ thấp).
- Vitamin D: Một thìa mỡ lợn chứa tới 1000 IU (đơn vị quốc tế) vitaminD, chỉ đứng sau dầu gan cá. Vitamin D là chất cần thiết cho sự hấp thụ vitamin D, giúp cơ thể phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Ngoài ra, mỡ lợn còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người.
- Tính ổn định nhiệt: Mỡ lợn có độ bền nhiệt cao hơn so với các loại dầu thực vật khác, vậy nên trong quá trình nấu nướng chúng không dễ bị phân hủy và sản sinh ra các chất độc hại dưới tác động của nhiệt độ cao. Do đó sử dụng mỡ lợn khi nấu nướng thường giúp đem lại hương vị thơm ngon hơn hẳn mà thực phẩm cũng không bị biến chất.
Công dụng của mỡ lợn đối với sức khỏe con người
Điều hòa ngũ tạng: Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.
Mua thịt ba rọi về thắng lấy mỡ tại đây
Nhuận tràng, giảm táo bón: Mỡ lợn là một loại thực phẩm tương đối nhờn và những thứ nhờn này cũng có thể đóng vai trò bôi trơn. Vì vậy thỉnh thoảng ăn một ít mỡ lợn sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu bạn gặp vấn đề về táo bón, bạn có thể ăn một ít mỡ lợn, có thể làm giảm vấn đề táo bón.
Thúc đẩy sự hấp thu canxi: Mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chỉ sau dầu cá. Một muỗng canh mỡ lợn có chứa 1.000 đơn vị vitamin D. Do đó, tiêu thụ mỡ lớn đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.
Giải độc: Mỡ lợn có tác dụng loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.
Sử dụng mỡ lợn sao cho hiệu quả?
Việc sử dụng mỡ động vật, đặc biệt là mỡ lợn với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe của người dùng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tỉ lệ mỡ lợn và dầu ăn cần bổ sung ở trẻ dưới 1 tuổi là 7:3. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tỷ lệ này là cân bằng với nhau – 5:5. Với trẻ em dưới một tuổi, chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1 -3 tuổi chất béo chiếm 35- 40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30-35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20-25% năng lượng khẩu phần ăn.
Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh, … nên ăn mỡ lợn để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, người lớn tuổi (>50 tuổi), người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao… cần hạn chế ăn mỡ lợn để làm giảm cholesterol trong máu.
Sử dụng mỡ lợn rất có lợi cho sức khỏe. Quan trọng là cần biết sử dụng đúng cách, liều lượng phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng sử dụng và cân bằng với các thực phẩm khác.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác