Trái cây là thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên hầu hết những người bị tiểu đường đều lo ngại ăn trái cây có thể tăng đường huyết. Thực tế cho thấy điều đó là sai lầm bởi đối với bệnh tiểu đường sẽ có những loại quả nên và không nên ăn. Vậy trái cây dành cho người tiểu đường gồm những loại nào?
Trái cây tốt nhất người tiểu đường nên ăn thường xuyên
- Táo: Một trong những loại trái cây dành cho người tiểu đường và kiểm soát tốt lượng đường trong máu rất tốt là Táo. Trong quả táo chứa thành phần dinh dưỡng gồm chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa. Mỗi ngày ăn từ 1-2 trái táo sẽ giúp bạn loại bỏ được những độc tố khỏi cơ thể, giảm 35% nhu cầu insulin ở bệnh nhân và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
- Bưởi: Bưởi là một loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Chất xơ và chất chống oxy hóa trong bưởi có thể giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.Đối với những người mắc tiểu đường, bưởi giống như một vị thuốc không thể thiếu mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên ăn nửa quả bưởi để kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bưởi rất nhiều nước, đến 91% và rất giàu vitamin C. Đặc biệt, trong mỗi trái bưởi có chứa 25 chỉ số đường huyết, lượng chất xơ hòa tan cao. Ngoài ra, trong bưởi còn có chứa hợp chất naringenin có vị đắng nhẹ, giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin. Vì vậy, hãy thường xuyên ăn bưởi nhé!
- Dâu tây: Bổ sung Dâu Tây vào thực đơn hàng ngày chính là lựa chọn thông minh dành cho người bị tiểu đường. Dâu tây có chỉ số đường huyết ở mức 41, chứa ít Carbohydrate nhưng lại giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và có chứa nhiều vitamin. Ngoài ra, Dâu Tây còn làm giảm cảm giác thèm ăn vặt giúp người bị tiểu đường luôn tràn đầy năng lượng lại cân bằng được lượng đường trong máu luôn trong ngưỡng an toàn.
Lưu ý cách ăn trái cây để đường huyết không tăng đột ngột
- Sầu riêng
Đối với người tiểu đường thì sầu riêng là loại quả không nên sử dụng nhiều vì chỉ số carbs khá cao. Mặc dù vậy, sầu riêng cũng là loại trái cây có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất béo không bão hòa đơn, Kali, Vitamin nhóm B… giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, tăng chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch… cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, với những người bệnh thích ăn sầu riêng thì chỉ nên ăn khoảng ½ múi. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý rằng không ăn sầu riêng và uống rượu cùng một lúc vì điều này có thể khiến người bệnh bị đầy hơi, khó tiêu, có cảm giác nôn nao…
- Dưa hấu
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn dưa hấu bởi dưa hấu là loại trái cây có chỉ số đường huyết cao với GI > 70, có thể gây tăng đường huyết nếu người bệnh tiểu đường ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều. Với người bệnh tiểu đường, nếu muốn ăn dưa hấu thì chỉ nên ăn từ 1 – 2 miếng dưa mỏng, khoảng 200 gram và không quá 500 gram dưa hấu mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý, chỉ ăn dưa hấu ở dạng nguyên miếng không ép lấy nước, không ăn dưa hấu ngay sau bữa ăn vì có thể làm tăng đường huyết đột ngột.
- Dứa chín
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn quả gì thì dứa không phải là loại trái cây lý tưởng vì dứa chín có chứa hàm lượng đường Carbs khá cao (100g dứa chín có 6.5g Carb). Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại trái cây này để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Đối với người bệnh tiểu đường, nếu muốn ăn dứa chỉ nên ăn một lát dứa tươi mỏng. Không nên ăn dứa sấy khô, nước ép dứa vì đây là 2 dạng chế biến khiến lượng đường tăng và giảm lượng chất xơ được cơ thể hấp thu. Bên cạnh đó, những người bệnh tiểu đường có mắc kèm bệnh đau dạ dày hay huyết áp cao thì không nên ăn dứa.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác