Viêm khớp là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở người cao tuổi. Cảm giác đau do viêm khớp gây ra có thể gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Tuy nhiên, có một số biện pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng để làm giảm đau khớp tại nhà. Dưới đây là danh sách top 5 loại thảo mộc thiên nhiên giúp bạn giảm đau khớp hiệu quả.
1. Nha đam
Được biết đến với tính chất chữa lành, nha đam thường được sử dụng để trị các vết trầy xước nhỏ trên da. Tuy nhiên, nha đam có chứa nhiều thành phần hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả, vậy nên nó cũng có thể giúp giảm đau và đau khớp.
Nha đam có sẵn dưới dạng thuốc viên, bột, gel và lá. Bạn có thể xoa nha đam lên vùng bị đau nhức để giúp giảm đau. Hoặc có thể uống nước ép nha đam, vừa phối hợp uống để hỗ trợ điều trị bên trong và dùng gel nha đam bôi ngoài da để đạt được hiệu quả trị viêm khớp tốt nhất.
Lưu ý: Trước khi sử dụng nên bôi một lượng nhỏ nha đam trên da để kiểm tra có bị dị ứng với nha đam hay không rồi mới bôi khớp vùng da bị bệnh khớp để tránh tình trạng sưng viêm nặng.
2. Bạch đàn (khuynh diệp)
Chiết xuất từ lá bạch đàn thường được sử dụng trong các loại kem để điều trị đau viêm khớp. Lá cây bạch đàn chứa tanin, có khả năng giảm sưng và đau liên quan đến viêm khớp.
Dầu bạch đàn giúp giảm đau và viêm nhiễm liên quan đến nhiều bệnh lý. Nó cũng có thể hữu ích cho những người bị đau lưng hoặc những người đang hồi phục sau chấn thương cơ hoặc khớp.
Khi bị viêm khớp, người bệnh có thể sử dụng lá bạch đàn tươi hơ nóng rồi đắp vào phần khớp bị đau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn để xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh phần khớp bị sưng và viêm sẽ có hiệu quả tốt hơn.
3. Gừng
Gừng có tính chất chống viêm, bao gồm khả năng ức chế các phân tử gây viêm gọi là leukotriene. Ngoài việc sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị buồn nôn, gừng cũng có thể được sử dụng để giảm đau và viêm khớp.
Dùng trà gừng là cách khá đơn giản để giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất có trong gừng. Bạn có thể thái gừng đã rửa sạch thành những lát mỏng, thêm một chút quế rồi hãm với nước sôi thành trà. Hoặc có thể đun sôi nước và cho gừng thái lát vào đun trong 2 phút rồi để nguội bớt uống như trà.
Ngâm chân với nước gừng sẽ giúp giảm bớt cơn đau cũng như giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt nếu ngâm chân trước khi đi ngủ bạn sẽ dễ ngủ hơn và giảm nguy cơ đau nhức khớp gối ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
4. Củ nghệ
Chất chính trong nghệ là curcumin, có tính chất chống viêm. Nghệ đã được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về viêm khớp và cơ xương. Ngoài khả năng chống viêm, curcumin cũng giúp giảm đau và có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư.
Liều dùng nghệ tốt nhất để giảm đau là 500mg, với ba lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng ít hơn nếu kết hợp nghệ với các chất bổ sung khác có chứa curcumin như chiết xuất hạt tiêu đen.
Các chất bổ sung từ củ nghệ có thể là một sự thay thế tốt cho những người muốn điều trị các cơn đau do viêm khớp gây ra.Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay chất bổ sung nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bạn đang dùng đúng liều lượng và không bị tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng.
5. Trà xanh
Trà xanh đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở châu Á, và nó chứa polyphenol, một chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm, bảo vệ khớp và kích hoạt phản ứng miễn dịch nhằm giảm mức độ viêm khớp. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất trà xanh có hiệu quả chống viêm hơn so với trà đen.
Cho vài lá trà xanh vào cốc nước nóng, ngâm trong vài phút, lọc lấy nước và cho vào chút mật ong. Uống 2-3 ly trà xanh mỗi ngày có thể giúp giảm đau do viêm khớp hiệu quả. Hơn nữa, trà xanh còn giúp bảo vệ mật độ xương và duy trì sức mạnh của xương.
Trên đây là top 5 loại thảo mộc có thể giúp giảm triệu chứng của viêm khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo mộc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng chúng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng. Cũng nên kiểm tra xem liệu bạn có bị dị ứng với thành phần có trong thảo mộc hay không trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm nội dung khác