4 loại thực phẩm không nên được hâm nóng

Home » Review » Tra cứu – Thông tin cần biết » 4 loại thực phẩm không nên được hâm nóng

    Hâm nóng thức ăn cũng giống như bảo quản thực phẩm, nếu làm không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Các chất độc trong thực phẩm sinh ra do quá trình hâm nóng có thể khiến cơ thể bị bệnh. Dưới đây là danh sách 4 loại thực phẩm không nên hâm nóng nếu không muốn bị mắc các vấn đề về sức khỏe như tê liệt dây thần kinh, tủy sống và não.

1. Khoai tây

Khoai tây là loại thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh khi luộc nguyên vỏ. Tuy nhiên, nếu bạn hâm nóng lại vào ngày hôm sau, toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ biến mất thay vào đó là sự xuất hiện của các chất gây hại cho cơ thể chúng ta.

Khoai tây hâm nóng sẽ giảm lượng dinh dưỡng đáng kể. Không những thế, có nhiều khả năng vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây hại sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn để khoai tây ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài thì chúng càng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Khi hâm nóng khoai tây, nó có thể phát triển chất độc Clostridium botulinum, gây ra ngộ độc. Chất độc này tấn công dây thần kinh, tủy sống và não, có thể dẫn đến tê liệt. Khoai tây nghiền kèm với bơ, sữa và kem cũng tăng nguy cơ bị bệnh.

Rau bina Kingfoodmart

2. Rau bina (cải bó xôi)

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi tương đối cao, nhưng nó cũng không thích hợp để hâm nóng. Vì trong quá trình đun nóng lần thứ 2, hoạt động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrosamine, là chất gây ung thư. Hâm lại cải bó xôi cũng có thể khiến nitrat chuyển hóa thành các chất gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, rau bina nấu chín và chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng khi hâm nóng có thể gây ra bệnh listeriosis. Bệnh này gây ra các triệu chứng giống cúm như cứng cổ, sốt, nhức đầu và đôi khi co giật. Vi khuẩn gây bệnh này tồn tại trong nhiều loại thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách. 

Do đó, cải bó xôi hâm nóng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ những phần rau không thể ăn hết.

3. Cơm

Cơm là một trong những loại thực phẩm phổ biến mà hầu hết mọi người thường hâm nóng để ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn Bacillus cereus có thể gây ngộ độc thực phẩm. Loại vi khuẩn này thường không bị tiêu diệt trong quá trình nấu và có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Các ngũ cốc chưa nấu chín cũng có thể chứa vi khuẩn này nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Không chỉ cơm nguội, thức ăn dùng không hết cho vào tủ lạnh trữ, sau đó hâm lại bằng nhiệt đều tạo thành độc tố. Ngăn trữ thực phẩm trong tủ lạnh thường có 5-8 độ C. Vi sinh vật chịu được lạnh vẫn hoạt động và gây biến đổi protein trong thực phẩm. Quá trình này tạo nitrat, nitrit. Ngộ độc thực phẩm do nitrit sẽ có các biểu hiện khó thở, ngột ngạt, gây ức chế oxy làm thiếu oxy trong máu. Người ngộ độc sẽ choáng váng, ngất, thậm chí tử vong nếu cứu chữa chậm trễ.

Mua gạo Trạng Nguyên tại Kingfoodmart

Mua gạo Cự Giải Home Rice tại Kingfoodmart

Trung Kingfoodmart

4. Trứng

Đối với món trứng vừa chế biến, hâm nóng từ một đến hai phút là an toàn. Tuy nhiên, với món trứng đã để lâu, khi được hâm nóng dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây nguy hiểm. Không nên hâm nóng món trứng thừa từ hôm trước hoặc bánh mì trứng để từ sáng tới chiều. Các vi khuẩn như salmonella có thể nhân lên nhanh chóng trong trứng, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm salmonella đều bị tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng và nôn mửa từ 12 đến 72 giờ sau khi khởi phát. Các triệu chứng thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Vi khuẩn có thể lây lan từ ruột vào máu, đến các cơ và gây tử vong nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị không nên hâm lại trứng đã được chế biến và bảo quản lâu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều trứng cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Để tránh nguy cơ gây bệnh, cần bảo quản và hâm nóng thực phẩm đúng cách. Nếu không thể tiêu thụ hết, nên lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo hâm nóng đều tất cả các phần của thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trong các “túi mát” còn sót lại trong thức ăn. Tốt nhất, bạn nên cân đo đong đếm đủ lượng cho một khẩu phần ăn và nên ăn hết khẩu phần khi đã nấu. Luôn ăn đồ ăn tươi sống để đảm bảo sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm nội dung khác