Rượu là một loại đồ uống vô cùng phổ biến tại Việt Nam, là thức uống không thể thiếu của hầu hết các cuộc vui. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc hiệu vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vậy cùng chúng tôi giải đáp ngộ độc rượu nên ăn gì nhé!
Triệu chứng của ngộ độc rượu
- Nhìn không rõ ràng, mờ ảo, rối loạn màu sắc: Đây chính là một trong những triệu chứng ban đầu của ngộ độc rượu. Đặc trưng bởi những ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh. Khiến cho mắt người bệnh nhìn bỗng nhiên bị mờ, nhìn không rõ ràng, nhìn một vật thành hai, cảm nhận màu sắc không chân thật, khó nhận diện.
- Đau chướng bụng, buồn nôn, nôn nhiều: Ngộ độc rượu có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, nôn nao,…
- Tê bì tay chân, da môi tím tái: Ngộ độc rượu khiến bệnh nhân bị suy giảm chức năng thể chất, tín hiệu từ trung ương tới các chi bị tắc nghẽn. Biểu hiện bởi sự thay đổi trên da và các bộ phận khác. Cụ thể hơn, nạn nhân sẽ khó đi lại, tay, chân tê bì và yếu dần. Cùng với đó, rượu sẽ tác động lên hoạt động tuần hoàn, gây thiếu oxy, khiến cho da, môi và các đầu móng tay sẽ tím tái.
Ngộ độc rượu nên ăn gì?
Chuối: Ăn 1 – 3 trái chuối có thể giúp giảm bớt cảm giác hồi hộp, đau tức ngực trong tình trạng ngộ độc rượu. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, hạn chế co giật. Đồng thời làm giảm tỷ lệ cồn hấp thu vào máu, hạn chế được rất nhiều triệu chứng ngộ độc.
Trà gừng: Gừng tươi hay trà gừng đều rất tốt cho người bị ngộ độc. Trà gừng sẽ làm dịu kích thích vào dạ dày, chất chống co thắt. Giúp cho hệ tiêu hóa bớt gánh nặng, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn. Gừng cũng có chứa nhiều vitamin B, thích hợp để làm hạn chế bớt tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.
Lòng trắng trứng gà: Khi bị ngộ độc rượu có thể uống khoảng 2 lòng trắng trứng gà tươi. Chất cồn còn trong dạ dày khi gặp protein của lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa, từ đó giảm bớt độc tính. Điều này không chỉ giúp giảm hấp thu rượu mà còn tạo thành một hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân có hại.
Cách phòng chống ngộ độc rượu
- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Không ngâm rượu với các loại lá, rễ cây, động vật, nội tạng động vật không rõ độc tính.
- Không uống rượu bán tràn lan ngoài chợ mà không có nguồn gốc, không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Mua rượu có nguồn gốc, đảo bảo chất lượng tại đây
- Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan. Bên cạnh đó không uống rượu khi đang đói hoặc đang mệt.
- Trên hết, cá nhân mỗi người nên có cái nhìn sáng suốt và chủ động biết cách tiếp nhận nhận rượu, bia vào cơ thể một cách phù hợp. Nếu có những cơ chế của cơ thể không thể tiếp nhận các chất cồn thì tuyệt đối không nên sử dụng để tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu.
Với những thông tin mà Kingfoodmart đã cung cấp đến bạn về chủ đề ăn gì khi bị ngộ độc rượu, hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn trực quan hơn. Hãy luôn làm chủ chính mình trước bia rượu để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác