Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa suy thai

Home » Mẹo vặt » Mẹo vặt sức khỏe » Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa suy thai

    Suy thai là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến sức khỏe của thai nhi sau khi được sinh ra, thậm chỉ dẫn đến thai chết lưu ngay từ trong bụng mẹ hoặc chết trong lúc sinh.

Dấu hiệu nhận biết suy thai

Đối với suy thai mãn tính

  • Chiều cao tử cung phát triển chậm do thai nhi kém phát triển vì lượng máu được cung cấp ít.
  • Cử động của thai nhi chậm, rối loạn. Trước đây bé đạp mạnh và nhiều thì bỗng nhiên đạp nhẹ và ít hơn. Nếu trường hợp không thấy bé đạp hay cử động, rất có thể thai đã chết lưu, cần đi khám ngay.
  • Nhịp tim của thai thay đổi, có lúc đập nhanh trên 160 lần/phút, có lúc lại đập khá chậm, dưới 120 lần/phút. Nguyên nhân là do thai nhi bị thiếu oxy.

Đối với suy thai cấp tính

  • Nước ối có màu xanh (thông thường nước ối trong).
  • Nước ối có dải phân su.
  • Nhịp tim thai quá nhanh, trên 160 lần/phút hoặc quá chậm, dưới 120 lần/phút.

Bà bầu nên bổ sung đạm từ thịt để có thai kỳ khỏe mạnh

Suy thai Kingfoodmart

Nguyên nhân gây suy thai

Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Mẹ bị thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào như bị chảy máu, huyết áp thấp, thiếu máu mạn tính…
  • Tư thế nằm: Nếu mẹ nằm ngửa, tử cung sẽ đè vào động mạch chủ khiến cho dòng lưu thông máu bị cản trở. 
  • Sức khỏe của mẹ: Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, nhiễm khuẩn, béo phì cũng dễ gây suy thai.

Bà bầu nên ăn các loại hạt để có thai kỳ khỏe mạnh

  • Cơn co tử cung: Những cơn co này sẽ khiến vòng tuần hoàn tử cung – nhau thai bị gián đoạn trong khoảng 15 – 60 giây và lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi giảm khoảng 50%. 

Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Thai bị sinh non.
  • Thai già tháng: Nếu quá ngày sinh dự kiến, bánh rau thường bị vôi hóa khiến cho quá trình cung cấp oxy qua rau thai bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến suy thai.
  • Thai dị dạng, nhiễm trùng, chậm phát triển….

Biện pháp phòng tránh suy thai

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện bất thường còn có phương pháp xử lý sớm.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt cũng như cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia trong thai kỳ vì chúng không hề tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Bà bầu nên bổ sung nhiều rau, trái cây vào chế độ ăn

Trường hợp cảm thấy có những biểu hiện bất thường như ra máu, thai nhi cử động ít hoặc không cử động, có cơn co tử cung… mẹ bầu cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Hãy đảm bảo tâm lý thoải mái khi mang bầu, nhất là tháng cuối thai kỳ vì sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến kéo dài quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Để nhận biết tình trạng suy thai và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên theo dõi màu sắc nước ối, kiểm tra nhịp đập của tim thai và theo dõi cử động của thai nhi. Thường xuyên đến bệnh viện thăm khám cũng rất quan trọng để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Xem các nội dung khác