Muối đã được sử dụng từ hàng nghìn năm để tăng hương vị và bảo quản thực phẩm. Chúng ta cần muối để duy trì sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
1. Muối và nhu cầu muối hàng ngày của cơ thể
Muối, hay natri clorua (NaCl) là một hợp chất gồm 40% natri và 60% clorua. Cả natri và clorua đều có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp điều chỉnh huyết áp, cân bằng dịch, duy trì chức năng cơ và thần kinh, và hấp thụ chất dinh dưỡng. Clorua cũng có vai trò trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Mua trà thảo mộc hỗ trợ miễn dịch cơ thể tại đây
Nhu cầu muối hàng ngày của cơ thể chưa được biết chính xác, nhưng ước tính khoảng 1,25g – 2,5g (0,5 – 1g natri) mỗi ngày là đủ. Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị lượng muối ăn không quá 5g mỗi ngày (tương đương 2g natri), có thể đáp ứng đủ nhu cầu cũng như giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim. Natri và clorua sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu và mồ hôi, do đó những hoạt động như vận động nhiều cũng có thể tăng nhu cầu muối của cơ thể, nhưng rất ít người cần tăng lượng muối trong một ngày.
2. Muối ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?
Huyết áp là áp lực tim sử dụng để đẩy máu đi khắp cơ thể. Có hai trị số huyết áp khác nhau, tâm thu và tâm trương. Huyết áp khỏe mạnh thường là từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg, trong khi huyết áp cao được định nghĩa là từ 140/90 mmHg trở lên và có nguy cơ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tim và đột quỵ.
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Thận có nhiệm vụ điều chỉnh lượng natri và nước trong máu, nhưng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng lượng natri trong máu, gây giữ nước và tăng áp lực lên mạch máu. Khi áp lực lên mạch máu tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, căng thẳng này có thể gây xơ cứng mạch máu và tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
Mua trà thảo mộc hỗ trợ miễn dịch cơ thể tại đây
Việc giảm lượng muối trong khẩu phần ăn có thể giúp giảm huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy giảm 3-5g muối mỗi ngày có thể dẫn đến giảm huyết áp. Tuy nhiên, hiệu quả này có thể khác nhau đối với từng người, và phụ thuộc vào trị số huyết áp ban đầu, lượng muối tiêu thụ hiện tại, di truyền, tình trạng bệnh và việc sử dụng thuốc. Ngoài việc giảm muối, cần duy trì cân nặng lý tưởng, không hút thuốc, tăng cường hoạt động thể chất và ăn uống đủ kali cũng là yếu tố quan trọng để giảm huyết áp.
Để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, có thể tránh thêm muối vào thực phẩm hoặc sử dụng muối ăn giảm natri. Cần kiểm tra thông tin dinh dưỡng của thực phẩm và chọn các loại muối thấp. Có thể thay thế muối bằng thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho thực phẩm. Lưu ý các thực phẩm ăn ngoài và chọn những thực phẩm yêu cầu ít muối nếu có thể.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác