Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng mất cân bằng chuyển hóa, là một tình trạng có liên quan đến đề kháng insulin và gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Đây là hội chứng ít được nhiều người biết tới và thông tin về nó cũng không được phổ biến rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hội chứng mất cân bằng chuyển hóa, cũng như cách điều chỉnh chế độ ăn uống để phòng ngừa và quản lý hội chứng chuyển hóa.
1. Thế nào là hội chứng mất cân bằng chuyển hóa?
Hội chứng mất cân bằng chuyển hóa là sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm béo bụng, giảm chuyển hóa glucose, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Béo phì trung tâm được coi là bước khởi đầu của hội chứng chuyển hóa. Mỡ nội tạng tổng hợp một số chất gọi là adipocytokine, bao gồm leptin, resistin, TNFα, IL-6 và angiotensin II, gây ra kháng insulin và liên quan đến các bệnh tim mạch.
Adiponectin là một loại adipocytokine quan trọng bảo vệ chống lại đái tháo đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, bị giảm ở những người có tích tụ mỡ nội tạng. Ngoài ra, các axit béo tự do không ester hóa (FFAs) được sản xuất bởi mô mỡ có thể gây hội chứng chuyển hóa. Với sự hiện diện của kháng insulin, quá trình huy động FFAs từ triglyceride tích trữ ở mô mỡ sẽ gia tăng.
Tại gan, FFAs tăng sản xuất glucose và triglyceride, tạo thành một vòng luẩn quẩn. FFAs cũng làm giảm nhạy cảm insulin ở cơ bằng cách ức chế sự hấp thu glucose, tăng sản xuất fibrinogen và PAI-1.
2. Phòng ngừa và quản lý hội chứng chuyển hóa
Để phòng ngừa và quản lý hội chứng chuyển hóa, cần tuân theo một số nguyên tắc dinh dưỡng nhất định như sau. Vì hội chứng chuyển hóa có liên quan đến việc hình thành bệnh đái tháo đường và bệnh về tim mạch, vậy nên trong chế độ ăn uống cần giảm các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột và chất béo. Giảm lượng chất béo và cholesterol ăn vào, tăng cường sử dụng chất đạm có lợi như thịt ít béo, cá, đậu đỗ và các sản phẩm đậu tương.
Thịt ức gà ít mỡ giúp phòng ngừa hội chứng chuyển hóa
Thăn bò ít mỡ giúp phòng ngừa hội chứng chuyển hóa
Nên tăng cường chất xơ bằng cách ăn rau xanh và quả chín. Ngoài ra, cần thay đổi cách chế biến các món ăn để tăng cường sức khỏe, và thực hiện 60 phút hoạt động thể chất hàng ngày.
Phòng ngừa và quản lý hội chứng chuyển hóa cần được thực hiện từ thời thơ ấu thông qua chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Các biện pháp như quản lý cân nặng, quản lý chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì và nguy mắc phải cơ hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra việc hình thành thói quen chăm sóc sức khỏe từ khi còn nhỏ cũng giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo sức khỏe cho cơ thể khi trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác