Xoay quanh câu chuyện uống nước dừa với lá trầu có hại không còn rất nhiều vấn đề cần được giải đáp. Nước dừa tươi và lá trầu không là những thực phẩm quen thuộc có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, sự kết hợp của 2 thành phần này liệu có mang lại lợi ích cho sức khoẻ không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.
Công dụng của lá trầu không
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại lá trầu, bao gồm trầu mỡ (lá to bóng) và trầu quế (lá nhỏ, vị cay màu xanh đậm). Trầu không thược họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại cây thường xanh thân leo, lá hình tim mặt bóng và có thể sống quanh năm. Lá trầu không có các công dụng như: chất chống viêm khớp, giảm cơn đau thần kinh, phục hồi hư tổn ở khớp và cải thiện rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.
Ngoài ra, lá trầu còn giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ vòng dạ dày, thực quản, phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, và có tác dụng giảm viêm phế quản, viêm phổi, đóng vai trò trong việc giảm đờm và cải thiện các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Công dụng của nước dừa
Nước dừa được xem là chất điện phân tự nhiên, giúp cân bằng chuyển hoá và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nước dừa còn giúp tăng HDL – một chất thân thiện với mạch máu, giúp hỗ trợ dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch.
Nước dừa có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng và thành phần giống như huyết tương máu người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, khử độc và kháng vi rút. Uống nước dừa có thể làm giảm sự hình thành các axit lactic trong cơ thể, cải thiện các bất thường về thận và tiết niệu.
Cách chữa bệnh gút bằng uống nước dừa với lá trầu
Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gút gây ra, bạn có thể áp dụng công thức sau đây. Chuẩn bị nguyên liệu gồm một quả dừa xiêm tươi chưa vạt nắp gáo, 100g lá trầu không tươi vừa tớ, không quá già hoặc quá non.
Mua dừa xiêm size lớn giá tốt tại đây
Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu tươi, tráng qua với muối và cắt thành sợi nhỏ hoặc xay nhuyễn để giúp lượng tinh dầu tiết ra nhiều hơn. Vát nắp gáo dừa và cho lá trầu không vừa xay vào ngâm trong vòng 30 phút. Sau đó, lọc hỗn hợp ra bát/ chén, bỏ bã và uống một mạch vào thời điểm mới dậy để các tinh chất hấp thu tốt vào cơ thể. Uống nước dừa với lá trầu với tần suất 1 lần/ngày, sử dụng liên tục trong vòng một tháng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Việc điều trị bệnh gút bằng uống nước dừa với lá trầu nên được thảo luận cùng bác sĩ và kết hợp với thuốc Tây y. Ngoài uống nước dừa với lá trầu, người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh gút hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác