Ung thư vú ở nam giới là bệnh lý ung thư ít gặp, chỉ chiếm 1% tổng ca ung thư vú. Thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Một số yếu tố khiến nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới gia tăng
- Nồng độ estrogen lớn: hormone estrogen có thể kích thích sự phát triển bất thường của tế bào vú, nếu hàm lượng hormone này trong cơ thể quá cao có thể sẽ dẫn tới hình thành khối u vú ác tính. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân bị béo phì, tác dụng phụ của thuốc nội tiết (ví dụ như thuốc dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt), bệnh lý về gan, nghiện rượu lâu năm,…;
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột biến gen hoặc ung thư vú;
- Mắc hội chứng Klinefelter: hội chứng di truyền này khiến các bé trai thừa nhiễm sắc thể X và gây nên những triệu chứng như: giọng cao, chân dài, giọng mỏng, tinh hoàn phát triển bất thường dẫn đến vô sinh,…
Một số dấu hiệu ngầm cảnh báo ung thư vú ở nam giới
- Vùng nách có biểu hiện sưng đau:
- Đặc điểm núm vú: đau và thụt vào trong, đồng thời rỉ ra chất lỏng hoặc vệt máu. Vùng da xung quanh quầng vú trở nên sưng đỏ và cứng hơn bình thường;
- Khối u: hiện diện ở xung quanh hoặc phía dưới núm vú tại một bên vú, hiếm khi gây ra cảm giác đau, sờ vào thấy cứng và gồ ghề, lớn dần theo giai đoạn bệnh và không di chuyển. Nếu cả 2 vú đều to lên thì có thể đây không phải là dấu hiệu ung thư mà là hiện tượng mô vú mở rộng (gynaecomastia) gặp ở những người tăng cân, đang dùng thuốc hoặc nghiện rượu nặng.
Bệnh được chẩn đoán như thế nào?
Đầu tiên bác sĩ cần kiểm tra vùng ngực và khu vực xung quanh vú của bệnh nhân để xác định xem có u cục hoặc bất thường nào không. Nếu có khối u thì kích thước của nó khoảng bao nhiêu, vị trí ở chỗ nào. Trước khi đưa ra kết luận bệnh, bệnh nhân cần thực hiện thêm các biện pháp thăm khám cận lâm sàng khác như:
- Siêu âm vú: Giúp phát hiện ra khối u, đánh giá hình thái, cấu trúc khối u. Ngoài ra còn có thể phát hiện các tổn thương di căn;
- Chụp X-quang tuyến vú: nhằm tìm kiếm và xác định chính xác vị trí khối u, kiểm tra những thay đổi bất thường nếu có;
- Sinh thiết: mẫu mô vú sẽ được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân và đem đến phòng thí nghiệm kiểm tra nhằm xác định đó có phải là ung thư hay không;
- Chẩn đoán hỗ trợ khác: Chụp CT, PET, quét xương.
Tuy rằng ung thư vú ở nam giới là tình trạng hiếm gặp nhưng mức độ ác tính không thua kém gì so với ung thư vú ở nữ giới. Để phòng tránh nguy cơ gặp phải ung thư vú, không riêng gì chị em phụ nữ mà đấng mày râu nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư hàng năm để kịp thời phát hiện ra những thay đổi bất thường trong cơ thể. Đặc biệt, tốt nhất nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo độ chính xác cho kết quả xét nghiệm và chẩn đoán.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác