Phòng ngừa bệnh sán lợn là một vấn đề quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Hiện nay có nhiều loại thức ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe trong đó có nguy cơ nhiễm sán lợn. Bài viết dưới đây đề cập đến 5 món ăn phổ biến có nguy cơ khiến người dùng nhiễm sán lợn.
1. Tiết canh và lòng lợn
Tiết canh và lòng lợn là các món ăn truyền thống ở một số nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng chứa nhiều nguy cơ nhiễm sán lợn bởi cách chế biến. Tiết canh thực chất là máu sống chưa được đun sôi, đây là một món ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn và có nguy cơ cao nhiễm sán lợn. Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…
Ăn tiết canh vịt, tiết canh dê cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong… Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
2. Nem chua
Nem chua cũng là một món ăn có nguy cơ nhiễm sán lợn cao. Với vị chua thanh, giòn giòn, sần sật, nem chua là món ăn vặt nổi tiếng tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên cũng bởi không được làm bằng nguyên liệu chín, thế nên, dù có thể đem lại cảm giác ngon miệng cho người ăn, song nem chua lại gây hại không nhỏ cho sức khỏe.
Nếu thịt lợn được sử dụng làm nem chua bị nhiễm sán, giun thì nguy cơ lây sang người là rất cao. Có 2 nhóm bệnh có thể lây lan qua nem chua là: sán lá phổi và sán lá gan. Nếu chúng ta ăn phải thịt lợn chứa kén của con ấu trùng sán dây thì con ấu trùng đó nó vào dạ dày và phát triển thành sán. Nếu chúng ta ăn phải trứng của sán thì nó sẽ phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng này rất nguy hiểm vì nó sẽ theo máu đi vào khắp tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể.
3. Rau sống
Sán lá gan lớn ký sinh, sinh sản và trưởng thành ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, lợn được thải qua phân ra môi trường bên ngoài. Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau nhút, rau ngổ, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước chưa nấu chín có nhiễm ấu trùng sán.
Ăn rau đã được nấu chín để tránh nhiễm sán
Rau sống có thể chứa trứng sán lợn nếu chúng không được rửa sạch hoặc ngâm vào nước muối. Những người có thói quen ăn rau sống không rửa kỹ sẽ có nguy cơ nhiễm phải sán lợn cao hơn cả. Ăn rau sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trứng sán cao hơn cả. Những ấu trùng bé nhỏ đó tìm được nơi trú ngụ thích hợp sẽ bị vôi hóa thành cái kén – gọi là “gạo” (nang sán).
4. Hàu sống
Hàu sống cũng là một trong những món ăn khoái khẩu được đấng mày râu yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn hàu sống không qua chế biến có nguy cơ rất cao bị ấu trùng sán. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn các loại hải sản sống hoặc nấu chưa chín có thể mắc Anisakiasis – đây là một bệnh nhiễm trùng do giun.
Ngoài ra nếu ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu sống rất dễ nhiễm vi khuẩn Vibrio. Khi đó, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này.
5. Thịt bò tái
Theo các chuyên gia, thói quen ăn thịt bò, thịt lợn tái, sống là nguy cơ lớn dẫn đến nhiễm sán trưởng thành hoặc ấu trùng sán ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong thịt lợn, bò có một loại ấu trùng ký sinh có hại cho cơ thể là giun xoắn và sán hay gọi là sán lợn gạo. Tên khoa học của sán lợn là cysticercus cellulosae còn sán bò là cysticercus bovis. Trong miếng thịt có thể có ít hoặc nhiều nang sán, chính vì thế, người tiêu dùng cần phải chú ý quan sát một cách kỹ lưỡng trước khi chọn miếng thịt, nhất là những phần thịt gân mỡ như thịt bắp, thịt vai và thịt thủ.
Theo nghiên cứu, tại Việt Nam, bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12 %; trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm chủ yếu 70-80%, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp 10-20%. Nguyên nhân bệnh nhân nhiễm sán dây bò hoặc sán dây lợn là do ăn thịt bò, lợn tái, sống có trứng sán còn sống, nở thành sán trưởng thành ký sinh trong ruột non. Sán dây bò có thể sống từ 20-30 năm ký sinh cùng bệnh nhân, kích thước có thể dài tới 4-12m.
Trên đây là danh sách 5 món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lợn cao nhất. Vậy nên cần lưu ý khi ăn các loại thức ăn trên, tránh hoàn toàn hoặc ăn chín. Ngoài việc tránh các loại thực phẩm trên, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Điều này là đặc biệt quan trọng trong các vùng đang có nguy cơ cao về bệnh sán lợn.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác