Tiêm vắc xin là phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động giúp bảo vệ tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm như: sốt, đau tại chỗ tiêm,… Vậy bố mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đảm bảo an toàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để nắm vững những biện pháp cũng như lưu ý đối với trẻ sau khi tiêm phòng.
Theo dõi tại điểm tiêm vắc xin
Sau khi tiêm, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn theo dõi trẻ tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường thì bố mẹ sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ về các biểu hiện thường xảy ra đối với mỗi loại vắc xin khi tiêm.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: nôn ói, khó thở, quấy khóc hoặc không tỉnh táo,… bố mẹ nên báo nhanh với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Theo dõi tại nhà
Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:
- Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần
- Tình trạng ăn, ngủ
- Dấu hiệu về nhịp thở
- Có sốt, phát ban hay không ?
Hạ sốt ngay bằng
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
- Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm…
Có thể cho bé uống sữa thanh trùng để dễ tiêu hóa
- Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
- Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
- Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
- Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm
Việc tiêm vắc-xin cho trẻ là rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bậc cha mẹ cần chú ý đến những phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau khi tiêm và cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu có biểu hiện bất thường.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác