Ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp người bệnh hen suyễn nâng cao thể trạng và hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn. Do đó, người bệnh hen suyễn không nên ăn gì, hay người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, bị hen suyễn nên ăn gì… là vấn đề quan trọng cần đặc biệt lưu ý.
Bệnh hen suyễn nên ăn gì?
Trái cây và rau tươi
Việc bổ sung nhiều trái cây tươi và rau quả là một biện pháp hiệu quả trong chế độ ăn của người bệnh hen suyễn. Những thực phẩm này không chỉ chứa ít calo để thúc đẩy cân nặng hợp lý mà còn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể hỗ trợ chức năng phổi khỏe mạnh.
Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và vitamin E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là táo và cam, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và giảm thở khò khè.
Thực phẩm chứa nhiều Vitamin D
Người bệnh hen suyễn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm sữa, nấm, cá hồi và trứng. Một số nghiên cứu ghi nhận bổ sung vitamin D hàng ngày góp phần làm giảm số lần nhập viện ở bệnh nhân hen nặng. Vitamin D được cho là có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi ở trẻ em và người lớn bị hen suyễn.
Thực phẩm giàu Omega-3
Kết quả của một nghiên cứu vào tháng 1/2015 đăng trên tạp chí Allergology International cho thấy dầu cá có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh gây viêm như hen suyễn. Omega 3 thường được tìm thấy trong các loại cá có lớp mỡ dày, đã được chứng minh có thể làm giảm tình trạng viêm, một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn.
Thực phẩm giàu magie
Nếu chưa biết người bệnh hen suyễn nên ăn gì, bạn cũng có thể tham khảo những thức ăn có chứa nhiều magie. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh hen do tính kháng viêm và giãn cơ trơn của chúng. Bạn có thể bổ sung lượng Magie bằng cách sử dụng các thực phẩm sau:
- Các loại rau xanh
- Quả bơ
- Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng)
- Các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ)
- Cà chua
- Chuối
- Atiso
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Sữa, các chế phẩm từ sữa
Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
Thực phẩm giàu calo
Đứng đầu danh sách người bị bệnh hen suyễn không nên ăn gì là các thực phẩm chứa nhiều calo. Tăng cân do nạp nhiều calo không chỉ tác động xấu đến sức khỏe nói chung mà còn rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh hen suyễn. Theo các nghiên cứu khoa học, các triệu chứng của bệnh này thường trở nên nghiêm trọng hơn ở những người béo phì. Vì thế, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể và tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Chất kích thích
Người bệnh hen suyễn kiêng gì? Câu trả lời chính là rượu và hút thuốc. Trong khói thuốc lá chứa nhiều độc tố như: Nicotin, Monoxit carbon (khí CO), các chất gây ung thư…sẽ kích thích khiến phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy, tạo nên cơn hen suyễn cấp tính.
Thực phẩm có gas
Khi ăn lượng thức ăn quá nhiều trong một bữa hoặc thức ăn gây đầy hơi sẽ gây áp lực lên cơ hoành, đặc biệt nếu bạn bị trào ngược axit dẫn đến tình trạng khó thở. Nên chia nhỏ bữa ăn ra và ăn nhiều bữa. Đồng thời bạn cũng cần hạn chế các loại đồ uống có gas
Chất bảo quản thực phẩm
Salicylat là một chất bảo quản thực vật tự nhiên giúp thực phẩm tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc. Đây tuy là trường hợp hiếm gặp, nhưng vẫn có một số bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với salicylat có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc và gia vị, vốn cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra khởi phát các cơn hen.
Bên cạnh đó, sulfites được sử dụng để giữ thực phẩm tươi ngon có thể gây ra chứng hen suyễn tạm thời ở một số người bệnh và tạo ra sulfur dioxide gây kích ứng phổi. Hiện nay, sulfite vẫn có thể được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc có trong gia vị, trái cây sấy khô, rau đóng hộp, rượu vang và các thực phẩm khác. Do đó, hãy kiểm tra thật kỹ các sản phẩm định mua để đảm bảo an toàn.
Thực phẩm gây dị ứng
Có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản có tình trạng bệnh nặng hơn do dị ứng thức ăn. Nếu người bệnh dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cách tốt nhất là phải tránh chúng và nên tránh cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này. Ví dụ như nếu người bệnh bị dị ứng với bắp, cũng cần cảnh giác với các đồ gia vị chế biến từ bắp như nước màu, đường mạch nha…
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác