Hiện nay, do nhận thức về vitamin D chưa cao, dẫn đến tình trạng nhiều người thiếu hụt vitamin D gây ra nhiều vấn đề như còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn… Để xác định được nồng độ vitamin D trong cơ thể cần thông qua xét nghiệm vitamin D để theo dõi và đánh giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của loại xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về những thông tin liên quan.
Vai trò của vitamin D đối với sức khỏe
Để hiểu rõ hơn tại sao nên tiến hành xét nghiệm vitamin D, chúng ta cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của vitamin D đối với sức khỏe là gì. Vitamin D là một loại vitamin có khả năng tan trong dầu. Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể chiếm 90% là tổng hợp dưới da nhờ vào tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Khoảng 10% còn lại, lượng vitamin D sẽ được cung cấp và tổng hợp từ những loại thực phẩm. Những loại thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến những loại cá biển như cá thu, cá hồi… trứng gà, sữa, cam, bột đậu, ngũ cốc…
Tại sao nên xét nghiệm vitamin D?
Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu đã cho kết quả rằng, có khoảng 46% trường hợp nữ giới bị thiếu hụt vitamin D, tỷ lệ này ở nam giới là 20%.
Mua sữa uống để bổ sung vitamin D
Tuy nhiên, do nhận thức về tầm quan trọng của vitamin D chưa được nhiều người xem trọng, nên việc tuyên truyền bổ sung vitamin D và công bố tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nước ta trong cộng đồng vẫn chưa được mọi người thực sự quan tâm.
Trên thực tế, xét nghiệm nồng độ vitamin D không phải là xét nghiệm quá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Ngày nay, với sự phát triển của trang thiết bị hiện đại, xét nghiệm vitamin D được thực hiện trên máy tự động, với độ chính xác cao và thời gian cho kết quả nhanh chóng.
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nồng độ vitamin D trong máu ở người bình thường hiện nay là 30ng/mL. Nồng độ vitamin D trong máu tăng trong trường hợp bổ sung thừa vitamin D. Mức độ nhiễm độc vitamin D được ghi nhận là từ 200-250ng/mL (ít gặp).
Nồng độ vitamin D trong máu thường giảm trong các trường hợp: bổ sung thiếu vitamin D; bệnh loãng xương, bệnh nhuyễn xương (Osteoporosis); các bệnh đau cơ, xương, khớp mạn tính; canxi máu thấp; viêm khớp dạng thấp; bệnh tự miễn (Bệnh đa xơ cứng); đái tháo đường type I và II; bệnh viêm ruột; bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, ung thư…
Kết luận, việc định lượng vitamin D trong máu là cần thiết để đánh giá tình trạng vitamin D trong cơ thể và bổ sung đúng cách. Thiếu hụt vitamin D có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong khi bổ sung đủ vitamin D cũng cần được theo dõi để tránh tình trạng thừa và nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Xét nghiệm định lượng vitamin D trong máu là một bước quan trọng trong quá trình khám sức khỏe tổng quát và đảm bảo sức khỏe tốt.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác