Trong thời gian hành kinh, ngoài những cơn đau bụng điển hình, nhiều chị em còn bị đau đầu, khiến đời sống công việc bị ảnh hưởng không nhỏ. Vậy đau đầu khi hành kinh do đâu, điều trị như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn
Mất cân bằng nội tiết tố
Thay đổi nồng độ estrogen và progesterone là một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức đầu khi hành kinh. Vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng, nồng độ estrogen sẽ tăng lên để kích thích rụng trứng.
Ngoài ra, hormone progesterone cũng tăng lên để giúp trứng bám vào tử cung. Đến cuối chu kỳ mà không có sự thụ tinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ giảm xuống đột ngột khiến chị em bị đau đầu.
Thiếu máu, thiếu sắt
Trung bình, một chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể bị mất khoảng 50 – 80ml máu. Nếu lượng máu mất đi quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động đưa oxy lên não cũng như các cơ quan khác, khiến phái đẹp bị đau đầu, chóng mặt, bủn rủn tay chân.
Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt do mất máu quá nhiều trong thời kỳ hành kinh cũng gây ra chứng đau nửa đầu kinh nguyệt và khiến cơn đau nặng hơn.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm các triệu chứng điển hình như dễ kích thích, lo lắng, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, phù, đau ngực và đau đầu, thường xảy ra trong 7-10 ngày trước đó và thường kết thúc vài giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt.
Tình trạng này có thể khiến chị em bị đau đầu do sự suy giảm estrogen và progesterone trước chu kỳ kinh nguyệt.
Đau đầu khi hành kinh nếu không quá nghiêm trọng, chị em có thể áp dụng một số cách chữa đau đầu kinh nguyệt tại nhà để làm dịu cơn đau. Nhưng nếu tình trạng đau đầu này xảy ra thường xuyên, kèm theo triệu chứng đau nửa đầu như buồn nôn và nôn, cơ thể suy nhược,… hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác