Truyền nước hay truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khỏe. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý truyền dịch bừa bãi, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi, nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
Truyền nước biển có tác dụng gì?
Truyền nước biển không chỉ giới hạn ở việc cung cấp muối và chất điện giải đơn thuần. Nó cũng được sử dụng để phòng ngừa và điều trị thiếu ion natri và clo do điều trị bằng thuốc lợi tiểu quá mức, chế độ ăn ít muối hoặc đổ mồ hôi quá nhiều. Hơn nữa, truyền nước biển còn có thể được sử dụng để dự phòng mất nước và giảm natri trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc truyền máu, chạy thận nhân tạo.
Trước khi thực hiện truyền nước biển, bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, điện giải đồ và một số xét nghiệm khác để xác định căn nguyên gây bệnh. Điều này giúp các chuyên gia y tế xác định liều lượng và tốc độ truyền thích hợp mà bệnh nhân cần.
Khi nào cơ thể mới cần truyền nước?
Các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,… ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có những biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp. Do đó việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường.
Một số lưu ý khi truyền nước
Không phải nhân viên y tế hoặc bác sĩ nào cũng có đủ chuyên môn để ứng phó với những trường hợp tai biến khi truyền dịch. Những biến chứng xảy ra có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ.
Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau, sưng ở vị trí truyền. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy tim, phù phổi, viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch.
Do đó cần chú ý một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch như sau:
- Chỉ truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.
- Có bộ dụng cụ xử lý tai biến, thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.
- Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
- Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
- Nếu còn ăn uống được thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.
Tóm lại, truyền nước biển là một phương pháp điều trị y khoa cung cấp muối và chất điện giải cho cơ thể khi cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện nó cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác