Hội chứng sợ bị bỏ rơi xuất hiện khi người mắc hội chứng chịu ảnh hưởng tâm lý từ các biến cố trong quá khứ như mất người thân, ly hôn,… gây tác động đến hiện tại và thường trực trong tâm lý khiến cho kết quả học tập, làm việc và đời sống bị giảm thiểu. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị triệt để, giúp người mắc hội chứng sớm hòa nhập bình thường với cuộc sống. Xem ngay qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về hội chứng sợ bị bỏ rơi.
Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?
Hội chứng sợ bị bỏ rơi hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng sợ đơn độc, đặc điểm khi mắc hội chứng này là người đó sẽ cảm thấy sợ hãi quá mức, ám ảnh về việc mình bị bỏ rơi, cơ đơn, được xem là một dạng ám ảnh trong nhóm rối loạn lo âu.
Người mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi sẽ đồng thời có thêm nhiều dấu hiệu tâm lý khác như rối loạn lo âu, căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lo âu xã hội, chia ly,… Đặc biệt hội chứng này còn tăng nguy cơ mắc trầm cảm cùng nhiều vấn đề tâm lý khác.
Tuy nhiên theo thực tế, hội chứng sợ bị bỏ rơi thường bị nhầm lẫn với các rối loạn lo âu chia ly, có thể giống với nhiều dạng ám ảnh khác, nguyên nhân gây ra biểu hiện này vẫn chưa được nhận định chính xác, nếu được phát hiện sớm người bệnh sẽ kiểm soát được nỗi sợ của mình và chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện hơn.
Nguyên nhân dẫn đến mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi
- Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ: Lý do khiến cho cơ thể cảm thấy bị ám ảnh và sợ hãi quá mức về việc cô đơn, và ở các bệnh nhân cơ quan kiểm soát nỗi sợ (hạch hạnh nhân) thường có kích thước nhỏ hơn người bình thường.
- Gặp phải biến cố và sang chấn tâm lý: Người mắc hội chứng đã từng trải qua nhiều biến cố từ quá khứ như việc bị bỏ rơi, cô lập, cú sốc mất người thân, bị đánh đập,… là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, việc trải qua các biến cố, thảm họa lúc một mình cũng là lý do chính dẫn đến nỗi sợ bị bỏ rơi.
- Do gen di truyền từ gia đình: Mọi vấn đề về tâm lý đều có khả năng di truyền, hội chứng sợ bị bỏ rơi cũng không ngoại lệ, cách thức di truyền chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng có sự liên quan đến cách thức hoạt động và vận hành của não bộ.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác