Cảm giác bị bỏ rơi giống như một thứ “thuốc độc” khiến sự sống trong tâm hồn chết dần, lúc nào chúng ta cũng sống trong nỗi sợ hãi rằng người đó sẽ biến mất, cảm giác cô độc bao trùm tất cả. Bởi thế, một số người có xu hướng hạ thấp lòng tự trọng quá mức chỉ để những người xung quanh sẽ không rời xa mình.
Dấu hiệu cụ thể của hội chứng sợ bị bỏ rơi
- Người mắc hội chứng chính vì lo sợ sẽ bị ghét, cô lập nên có thể họ sẽ không sống thật với tính cách vốn có của mình, thường các mối quan hệ cũng không có sự bền vững như mong đợi.
- Cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức và không kiềm được tâm lý sợ hãi của mình dẫn đến có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu khi ở một mình tại nhà hoặc nơi công cộng.
- Thường xuyên có cảm giác hoảng loạn khi ở một mình, bị cô lập. Luôn cảm thấy bản thân không hòa nhập được và tách biệt trong một cộng đồng (học tập, làm việc).
- Nghĩ quá nhiều về việc bản thân sẽ gặp một điều gì đó khủng khiếp khi chỉ có một mình.
- Một số người mắc hội chứng trong việc giao tiếp sẽ cố tỏ ra hòa đồng, nhưng bên trong là một nỗi sợ tột độ.
- Người bệnh có thể thường xuyên xuất hiện với sự hoảng loạn, nỗi sợ cùng các biểu hiện khó chịu như cảm thấy khó thở, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, toàn thân nóng lên, chân tay lạnh ngắt,… Thậm chí có thể dẫn tới ngất xỉu.
- Người có hội chứng sợ cô độc sẽ luôn có tình trạng cảm thấy thiếu thốn về mặt tình cảm dù xung quanh khá nhiều người nhưng bản thân vẫn cảm thấy cô đơn và dường như mọi người không muốn nói chuyện với mình,…
Học cách chấp nhận
Đôi lúc bạn cần phải học cách chấp nhận đối với một số người, mình không phải là người quan trọng và ngược lại, sự hiện diện của người đó cũng có thể không khiến bạn hạnh phúc hơn. Học cách chấp nhận những thứ không thuộc về mình thay vì cứ cố chấp níu kéo những gì không xứng đáng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong tâm hồn.
Tất nhiên việc chấp nhận ở đây bao gồm cả việc cần chấp nhận cả những sai lầm và thiếu sót của bản thân để thay đổi. Thực tế một người bạn tốt, một người yêu tốt là người cần yêu thương cả những khiếm khuyết của bạn chứ không phải là người lựa chọn cách rời đi khi bạn khó khăn. Tuy nhiên khi bản thân mình hoàn thiện hơn thì cơ hội đến với bạn cũng đến nhiều hơn và bạn chẳng cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai.
Đầu tư vào bản thân
Như đã nói, rõ ràng khi bản thân mình xuất sắc hơn, hoàn thiện hơn thì cơ hội hay chính những người khác sẽ tự động phải tìm đến bạn chứ bạn không cần là người phải chủ động. Và khi nhận ra được những giá trị của bạn thì chính những người đó là người sợ mất đi bạn chứ không bao giờ bỏ rơi bạn.
Đầu tư vào bản thân ở đây không chỉ là đầu tư về nhan sắc, về quần áo mà còn là về tri thức, đạo đức, nhân cách. Giá trị bên ngoài có thể thay đổi theo thời gian nhưng giá trị về tâm hồn, về đạo đức mới chính là thứ tồn tại mãi mãi, khiến người khác nhớ về bạn. Trau dồi thêm về kiến thức, kỹ năng xã hội, luôn giữ được sự lạc quan vui tươi, biết lắng nghe và thấu hiểu chính là điều giúp bạn tăng thêm giá trị.
Hãy để tâm đến những người thực sự tốt với bạn
Thực tế thì trong một vấn đề nào đó, dù tình bạn hay là tình yêu, chỉ cần bình tĩnh xem xét các vấn đề, chúng ta hoàn toàn có thể biết được đâu là người thực sự tốt với mình. Một người đối xử chân thành với bạn không đòi hỏi bạn làm điều này điều kia cho họ mà luôn nói rằng bạn hãy làm vì chính bản thân mình. Một người bạn đích thực là người sẵn sàng bên bạn bất cứ lúc nào, dù là lúc khó khăn hay khi huy hoàng.
Chỉ khi khó khăn chúng ta dường như mới nhận ra ai mới đích thị là người chân thành bên bạn. Vì vậy hãy nghĩ đơn giản hơn là mỗi người rời bỏ ta là một người không xứng đáng được nhận quà, giống như một cách để chắt lọc bạn bè. Thay vì dành thời gian để đau buồn, suy nghĩ khổ sở, tổn thương thì hãy dành công sức, tâm trí đó để quan tâm đến những người thực sự yêu thương bạn.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác