Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cơ thể tăng sức “chiến đấu” với căn bệnh ung thư. Mất cân bằng dạng thừa (ăn quá nhiều một loại thực phẩm) hoặc mất cân bằng dạng thiếu (kiêng khem quá mức) đều có thể gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến cơ thể đã yếu lại càng suy nhược hơn. Nhưng bổ sung dinh dưỡng như thế nào là phù hợp và hiệu quả cho bệnh nhân?
Tuyệt đối không ăn kiêng
Bác sĩ khẳng định, hiện tại chưa có bằng chứng nào cho những tuyên bố về một số loại thực phẩm có thể chữa khỏi bệnh ung thư hoặc một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.
Hiện nay có rất nhiều những khái niệm chưa đúng về việc ăn uống có thể chữa khỏi ung thư. Khái niệm phổ biến nhất là về chế độ ăn “bỏ đói tế bào ung thư” thì khối u ác tính sẽ biến mất vì không được nuôi dưỡng. Điều này không sai về mặt lý thuyết, nhưng đáng tiếc lại chỉ là cách nhìn phiến diện, chỉ xét đến khối u, mà quên rằng khối u nằm trong cơ thể bệnh nhân. Cần hiểu rằng, nếu nhịn ăn, các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị bỏ đói và thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân sẽ bị suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh lý ung thư.
Nói về chế độ thực dưỡng để tiêu diệt tế bào ung thư, đây cũng là một quan niệm sai lầm. Chế độ thực dưỡng đa số không ăn đạm (đặc biệt là nguồn đạm từ thịt động vật). Đạm từ thịt động vật là nguồn đạm chủ yếu giúp vết thương mau lành và duy trì khối lượng cơ, rất cần thiết cho quá trình phục hồi; đồng thời cũng làm nhiệm vụ như “xe tải” vận chuyển thuốc điều trị khắp cơ thể. Thiếu đạm từ thịt động vật có thể dẫn đến các rối loạn trong cơ thể như thiếu vitamin, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa đường huyết,… Do vậy, cần lưu ý bổ sung đủ lượng đạm từ thịt động vật.
Ăn uống đa dạng, cân đối
Bệnh nhân ung thư nên ăn uống đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cho thể.
Theo bác sĩ , bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Khẩu phần ăn cần đầy đủ, đa dạng nhiều loại thực phẩm bằng cách thay đổi món ăn thường xuyên trong ngày và trong tuần. Bữa ăn chính nên đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất đạm (protein) có vai trò quan trọng. Thịt đỏ thuộc nhóm chất đạm, không chỉ chứa hàm lượng protein cao mà còn cung cấp chất sắt. Nó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do hóa trị, tăng sự ngon miệng ở bệnh nhân ung thư vốn dĩ ăn uống kém. Người bệnh có thể sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa; cung cấp đủ lượng nước.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác