Gạo lứt là một loại ngũ cốc bổ dưỡng, không chứa gluten – một trong những carbohydrate gây nên tình trạng tăng cân có trong lúa mạch, lúa mì… Gạo lứt giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe như chất đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ, canxi, magie,…. Sử dụng đều đặn gạo lứt trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hoặc loãng xương. Vậy cách nấu cơm gạo lứt như thế nào để mềm dẻo thơm ngon và không bị khô?
Gạo lứt nấu cơm ngon chọn loại nào?
Thực tế, có rất nhiều loại gạo lứt trên thị trường. Mỗi loại lại có một giá trị dinh dưỡng nhất định và công dụng cũng như cách chế biến khác nhau. 3 loại gạo lứt thường gặp là:
- Gạo lứt đỏ: giàu Anthocyanin và các chất vi lượng như kẽm, magie, canxi,… Tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tốt cho xương. Là thành phần chính trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường, mỡ máu, ăn kiêng.
- Gạo lứt nếp: Màu trắng ngà dùng để đồ xôi, ủ rượu nếp.
- Gạo lứt tím (gạo lứt đen): Có màu đen, có khi nhạt màu hơi nghiêng về tím. Đây được xem như siêu ngũ cốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Gạo lứt đen có hàm lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật. Nó rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
Sử dụng nồi áp suất
Một trong những bí quyết thành công nhất để nấu cơm gạo lứt là sử dụng nồi áp suất. Việc này giúp nấu chín gạo nhanh hơn và giữ nguyên hương vị thơm ngon.
Đầu tiên, cho gạo ngâm với nước lạnh 30 phút hoặc ngâm nước ấm 15 phút. Vo sơ lớp bụi của gạo, tránh vo kĩ, vo lâu làm chất dinh dưỡng và màu tím của gạo. Cho gạo vào nồi áp suất, đậy nắp, gạt nút áp suất và hẹn thời gian nấu.
Với khoảng 120g gạo, thời gian hẹn nấu 15 phút (thời gian giảm hơi sau nấu khoảng 5 phút). Với khoảng 300-500g gạo, thời gian hẹn nấu 22-28 phút (thời gian giảm hơi sau nấu khoảng 10 phút). Khi cơm đã được nấu chín, gạt nút áp suất để giảm hết hơi. Sau đó mở nắp nồi để lấy cơm và thưởng thức
Các bí quyết khi sử dụng nồi áp suất
Lượng nước phù hợp: Trong quá trình nấu, hãy chú ý đến lượng nước. Thông thường, tỷ lệ nước và gạo là 1:1.5 hoặc 1:2. Nếu bạn muốn gạo cứng hơn, bạn nên sử dụng tỷ lệ 1:1.5.
Không mở nắp quá sớm: Lúc nấu, hãy tránh mở nắp quá sớm. Khi nấu xong, hãy để nồi áp suất tự nhiên giảm áp suất trước khi mở nắp. Điều này giúp cho cơm ngon và không bị bung nổ.
Xả nhiệt nhanh: Sau khi mở nắp, hãy rót nước lạnh vào nồi để xả nhiệt nhanh. Điều này giúp tách gạo ra thành từng hạt một và giữ cho gạo không bị quá chín.
Với những bí quyết trên, bạn sẽ có thể nấu cơm gạo lứt ngon và dễ dàng mỗi lần. Nhớ lưu ý về tỷ lệ gạo và nước, áp suất và nhiệt độ khi nấu để đảm bảo chất lượng cơm mỗi bữa ăn. Hãy thử áp dụng và tận hưởng một bữa cơm ngon, bổ dưỡng từ gạo lứt!
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác