Viêm loét dạ dày – tá tràng là một vấn đề phổ biến và đáng lo ngại trong hệ tiêu hoá tại Việt Nam. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp giảm triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá của người bệnh.
1. Những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Có một số triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu, ợ chua hay chảy máu từ đường tiêu hoá, buồn nôn, chán ăn, sụt cân và các dấu hiệu khác có thể cho thấy bạn đang mắc phải vấn đề viêm loét dạ dày – tá tràng.
Tình trạng này thường gặp ở mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi, hầu hết những bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng không có triệu chứng mà chủ yếu có triệu chứng là do viêm cấp tính. Các triệu chứng có thể gặp: đau vùng thượng vị khi đói hoặc sau khi ăn, ăn nhanh no, ậm ạch khó chịu vùng thượng vị sau ăn.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay ngày càng nhiều người dễ mắc bệnh hơn và lứa tuổi cũng đa dạng hơn. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có nguyên nhân do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng không đúng cách các loại thuốc như aspirin, steroid, hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn không hợp lý và căng thẳng kéo dài.
Tương tự như rượu và các đồ uống có cồn khác, tuy nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, nếu người bị loét tá tràng không ngừng uống rượu hoặc hạn chế uống rượu thì vết loét sẽ phát triển và tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, rượu có khả năng làm tăng đáng kể tổn thương dạ dày.
3. Thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng
Trong chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, cần tăng cường sử dụng những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp giảm tiết acid và giàu vitamin, khoáng chất như chuối, cơm mềm, bánh mì, canh/soup, nước ép táo, nước dừa, sữa chua, trà thảo dược, gừng, đậu bắp, nghệ và mật ong.
Đồng thời, tránh sử dụng những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực phẩm tăng acid dạ dày và các thực phẩm gây ra sự sinh hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, cần tuân thủ cách ăn uống đúng cách bằng việc thái nhỏ, nấu chín thực phẩm kỹ, ăn chậm và nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không để bụng quá đói hoặc quá no, tránh ăn thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng, và ăn thực phẩm ấm.
Lưu ý rằng chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày – tá tràng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Do đó, nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ăn uống phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác