Gạo cũng như các loại thực phẩm khác nếu không được bảo quản đúng cách, gạo sẽ bị mốc. Tuy vậy, nhiều người vì tiếc vẫn tiếp tục sử dụng gạo mốc. Vậy gạo bị mốc có ăn được không? Làm thế nào để chúng ta nhận biết và xử lý gạo bị mốc?
Lí do gạo bị mốc và cách nhận biết
Gạo mốc là những loại gạo đã chuyển sang màu vàng đục hoặc xanh. Lý do là bởi vì do gạo để lâu ngày bên ngoài cùng với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, gạo bị nhiễm ẩm dẫn đến mốc. Gạo bị mốc, bị hư ảnh hưởng đến chất lượng và độ ngon của gạo. Không những vậy, nó còn đem đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe.
Gạo mốc là nơi sản sinh ra nấm aspergillus. Loại nấm này có chứa độc tố aflatoxin – 1 loại độc có thể gây viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Chất độc này còn có thể gây suy gan và thậm chí là ung thư gan nếu bạn sử dụng gạo bị mốc trong thời gian dài.
Vậy tại sao gạo bị mốc?
- Gạo được để trong môi trường có độ ẩm cao.
- Bảo quản gạo không tốt, dẫn đến nước lọt vào trong gạo.
- Không bảo quản gạo ở nơi khô, kín khi không sử dụng.
Cách nhận biết gạo bị mốc
Thông thường, để biết xem loại gạo nào ngon, ngoài nhìn hình dáng, chúng ta còn có thể quan sát màu sắc hạt gạo. Gạo ngon là gạo có màu trắng đẹp mắt. Còn một số loại gạo chưa được xay xát hoàn toàn thì có màu trắng hơi đục.
Tuy nhiên, nếu để gạo ở môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, màu sắc có sự biến đổi. Từ màu trắng đẹp mắt chuyển sang màu trắng ngà ngà rồi sang vàng đục. Nếu để lâu hơn, nó có thể chuyển thành màu xanh của nấm mốc. Theo đó, cách nhận biết gạo mốc nhanh nhất chính là nhờ vào màu sắc của hạt gạo.
Hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản gạo để tránh bị mốc
Cách chọn mua gạo chất lượng
Bạn nên chọn mua gạo tại các cửa hàng buôn gạo uy tín để tránh mua phải gạo kém chất lượng, gạo cũ, gạo có tẩm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình.
Ngoài ra, gạo rất dễ hút ẩm do đó bạn nên đựng gạo trong túi kín, thùng có nắp đậy kín để tránh hiện tượng nấm mốc hay mọt xuất hiện do gạo bị ẩm.
Nếu gia đình bạn có thói quen trữ lượng gạo trên 30kg thì bạn nên chọn các thùng đựng gạo có kích thước đủ lớn, hạn chế sử dụng thùng sơn hay các thùng trước đó từng dùng để chứa hóa chất.
Bảo quản gạo để hạn chế nấm mốc
Như đã nói ở trên, gạo rất dễ hút ẩm nên để lâu rất dễ bị ẩm mốc và mối mọt tấn công, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, có thể khiến gạo không sử dụng được nữa hoặc nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, bạn có thể bảo quản gạo đúng cách bằng các phương pháp như:
- Luộn giữ thùng, bao… dùng để chứa gạo khô ráo và sạch sẽ.
- Nên chọn nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản gạo. Không đặt nơi ẩm ướt hoặc nền đất.
- Không đặt gạo ở nơi ánh nắng trực tiếp.
- Có thể bảo quản gạo trong ngăn mát tủ lạnh.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác