Tết Trung Thu (中秋節) hay còn được gắn với nhiều cái tên khác như là Tết Trông Trăng,… Thời gian diễn ra Tết Trung Thu là vào ngày Rằm tháng 8 (15 tháng 8) hàng năm. Đây đồng thời cũng là ngày giữa thu, thời điểm trăng tròn, to và đẹp nhất trong năm.
Về nguồn gốc của ngày tết đặc biệt này đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn. Theo ghi chép của nhiều nhà nghiên cứu sử thì có rất nhiều tích sử giải thích về nguồn gốc của ngày lễ Trung Thu, trong đó, tích được nhiều người đồng tình nhất là:
Tích Chú Cuội – Hằng Nga
Tại Việt Nam cũng có câu chuyện về nguồn gốc của ngày lễ Trung Thu. Trong đó, quen thuộc nhất chính là truyện Chú Cuội – Hằng Nga. Tương truyền trong dân gian có một chàng tiều phu tên là Cuội. Trong một lần vào rừng hành nghề chàng đã gặp một chuyện lạ, thấy hổ mẹ cứu con bằng nắm lá cây thần. Chàng liền đốn cây thần về nhà hành nghề Y cứu người. Danh tiếng của Cuội vang khắp nơi, được người đời ca tụng.
Phúc chưa bao lâu họa đã đến, vợ của Cuội bị giết hại. Chàng dùng cây thần cứu được vợ thế nhưng vợ chàng sau khi tỉnh dậy thần trí lẫn lộn. Trong một lần Cuội vắng nhà đã quên lời chồng dặn khiến cây thần bay về trời. Trong lúc hốt hoảng chàng nắm cây thần kéo lại rồi từ đó theo cây thần bay lên cung trăng làm bạn cùng chị Hằng. Vào tiết trung thu, trăng sáng vành vạnh cho chàng nhìn xuống nhân gian thân thiết.
Nguồn gốc Trung Thu dưới góc nhìn khoa học
Theo các nhà khoa học, Tết Trung Thu bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp, nhất là nền văn minh lúa nước ở các nước châu Á. Người Trung Quốc cho rằng Trung Quốc xuất phát từ thời Xuân-Thu khi tìm thấy một vài tài liệu văn cổ nhắc đến ngày lễ này tại các đồng bằng ở phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, dấu tích của ngày lễ Trung Thu được tìm thấy trên hoa văn mặt trống Đồng Ngọc Lũ.
Ngoài ra, trên bia đá ở chùa Đọi xây dựng từ thời vua Lý (năm 1121) có ghi Tết Trung Thu là một lễ truyền thống diễn ra tại kinh thành Thăng Long. Vào ngày này người dân vui chơi, nghỉ ngơi thưởng trăng sau kỳ thu hoạch được mùa.
Ý nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu mang ý nghĩa tương đối phong phú và sâu sắc trong văn hóa Á Đông. Đầu tiên, đây là dịp để tôn vinh và bồi dưỡng tình cảm gia đình. Trong thời đại hiện đại khi cuộc sống bận rộn, Tết Trung Thu mang đến cơ hội cho các thế hệ quây quần bên nhau, thể hiện tình cảm yêu thương và quan tâm.
Mặt trăng tròn và sáng rằm trong đêm Tết Trung Thu trở thành biểu tượng của tình yêu thương và sự kết nối gia đình. Đèn lồng và bánh Trung Thu cũng là những yếu tố không thể thiếu trong ngày lễ này. Đèn lồng thể hiện sự hy vọng và mong chờ tới tương lai, trong khi bánh Trung Thu biểu trưng cho sự hòa quyện và chia sẻ.
Ngoài ra, Tết Trung Thu còn có ý nghĩa tâm linh, khi người ta cầu mong sự bình an, may mắn và tốt lành. Các hoạt động vui chơi truyền thống như đốt đèn lồng, múa lân, xem diễu hành và thi đàn tranh cũng mang đến niềm vui và sự thư giãn cho mọi người.
Tóm lại, Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn thể hiện những giá trị tình thân, tâm linh và văn hóa của người dân Á Đông.
Tham khảo combo Giỏ Quà Trung Thu HOT của Kingfoodmart
Hiện tại Kingfoodmart đang bán combo Giỏ Quà Trung Thu với giá ưu đãi. Mỗi combo đầy đủ trà, bánh, đèn lồng; rất thích hợp để dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân trong dịp Trung Thu 2023. Giỏ Quà được đóng gói chỉn chu và sang trọng, bạn không cần phải chuẩn bị nhiều. Trung Thu 2023, hãy để Kingfoodmart đồng hành với bạn trong việc chuẩn bị quà tặng thật ý nghĩa cho người bạn yêu thương nhé!
Có thể bạn quan tâm
Xem các bài viết khác