Theo nghiên cứu cho rằng, tiêu thụ nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các yếu tố khác như chế độ ăn uống, lối sống và di truyền cũng có thể tác động đến nguy cơ mắc bệnh.
1. Đường là gì?
Đường tự nhiên tồn tại trong trái cây, rau quả và thực phẩm làm từ sữa. Tuy nhiên, đường cũng được bổ sung vào thực phẩm, đồ uống chế biến sẵn hay người nội trợ thêm đường khi chế biến món ăn. Loại đường này được gọi là đường tự do ( free sugar) và có trong nước ép trái cây, sinh tố, mật ong.
2. Đường có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường?
Tiểu đường bao gồm hai loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2
- Tiểu đường type 1: hệ thống miễn dịch của người bệnh phá hủy tế bào insulin, dẫn đến cơ thể không tự sản xuất insulin và làm tăng hàm lượng glucose trong máu. Mặc dù nguyên nhân khiến tế bào bị phá hủy chưa được biết đến nhưng chắc chắn rằng tiểu đường type 1 không xuất phát từ ăn nhiều đường hay lối sống.
- Tiểu đường type 2: đường không trực tiếp gây ra bệnh nhưng ăn quá nhiều đường hay thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh tiểu đường type 2 rất phức tạp và các yếu tố như lối sống, chế độ dinh dưỡng hay luyện tập đều góp phần vào sự phát triển của bệnh.
3. Ăn bao nhiêu đường là đủ?
Chúng ta nên hạn chế tiêu thụ đường tự do và chỉ nên ăn 30g đường mỗi ngày đối với người lớn, tương đương bảy muỗng cà phê. Chẳng hạn như một chiếc bánh quy socola là hai muỗng cà phê đường.
4. Biện pháp giảm lượng đường tiêu thụ
- Lựa chọn đồ ăn lành mạnh như sữa chua không đường, trái cây, rau quả thay vì đồ ngọt, socola, bánh quy.
- Giảm lượng đường hoặc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo khi chế biến món ăn.
- Sử dụng đồ uống có ga không đường hoặc nước có hương liệu tự nhiên như chanh, bạc hà.
- Thường xuyên nấu ăn tại nhà để đảm bảo bạn nắm rõ được lượng đường trong thực phẩm.
- Thực phẩm giảm chất béo thường có nhiều đường hơn bởi nhà sản xuất thêm đường để bù lại mùi vị cũng như kết cấu của sản phẩm.
- Để kiểm tra lượng đường của sản phẩm, hãy nhìn vào nhãn chứa danh sách các thành phần và lưu ý thành phần chiếm nhiều nhất đầu tiên. Nếu đường được liệt kê trong các thành phần đầu tiên thì sản phẩm đó chứa tỷ lệ đường cao.
Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về đường và tác động của nó đến bệnh tiểu đường. Bạn nên cắt giảm lượng đường tiêu thụ và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác