Ăn chay không chỉ giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn mà còn góp phần giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, một số bệnh ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ đạt được nếu bạn ăn chay đúng cách. Ngược lại, nếu ăn chay sai cách sẽ khiến bạn luôn uể oải, mệt mỏi vì thiếu năng lượng, đồng thời còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cần lựa chọn chế độ ăn chay phù hợp với đối tượng
Những đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú,… nếu cần ăn chay, hãy ăn chay linh hoạt. Chẳng hạn ăn chay những kết hợp uống sữa và bổ sung trứng trong chế độ ăn hàng ngày. Hoặc ăn xen kẽ: Một buổi ăn chay rồi đến một buổi ăn mặn, để cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và gây những tác động xấu đến sức khỏe.
+ Nếu không phải là những đối tượng trên, bạn có thể lựa chọn những chế độ ăn chay phù hợp với sức khỏe và nhu cầu của bản thân.
Sắp xếp khẩu phần ăn, thời gian hợp lý
Muốn ăn chay đầy đủ và đúng cách thì cần đảm bảo sắp xếp khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng, thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày hợp lí. Các bữa ăn cần được đa dạng từ nhiều loại thực phẩm chay giả mặn, chế biến phù hợp.
Ví dụ bữa sáng thì nên ăn các món ăn giàu năng lượng nhưng dễ tiêu. Bữa trưa và bữa tối cần chế biến các món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện khẩu vị. Chú ý cân bằng các loại thức ăn chứa nhiều đạm thực vật và các loại dưỡng chất khác để bữa ăn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
Tìm hiểu và bổ sung thêm chất dinh dưỡng
Lưu ý, chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo các nhóm dinh dưỡng dưới đây:
+ Nhóm bột đường: Chẳng hạn như gạo, các loại khoai, ngô và các loại ngũ cốc.
+ Chất đạm: Các loại đậu là những thực phẩm chứa nhiều đạm.
+ Chất béo: Có nhiều trong dầu đậu nành, dầu mè, hạt hướng dương,…
+ Vitamin và khoáng chất: Có thể được bổ sung từ nhiều loại rau củ và trái cây.
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác