Gừng là vị thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh như trị đau dạ dày, nôn ói, viêm đường hô hấp, đau nhức xương khớp. Mặc dù có nhiều công dụng tốt nhưng không phải ai cũng dùng được gừng. Sử dụng cây thuốc không đúng cách thậm chí còn mang đến nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Mô tả về cây gừng
Bộ phận sử dụng:
Cả củ (thân rễ) và lá của cây gừng đều được sử dụng trong nấu ăn. Tuy nhiên, y học cổ truyền chủ yếu dùng củ gừng để bào chế thuốc chữa bệnh.
Thu hái – sơ chế thuốc:
Cây gừng được trồng bằng củ và được thu hoạch sau khoảng 1 năm. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ.
Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.
Công dụng của gừng theo y học hiện đại:
Ở đường hô hấp : Ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp. Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.
Ở đường tiêu hóa : Gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản, xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu.
Hệ cơ xương khớp : Gừng giúp giảm đau nhức xương khớp. Đặc tính chống viêm của dược liệu này cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, phong thấp, bệnh gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp.
Hệ thần kinh : Gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu.
Cách sử dụng gừng
Gừng có thể được sử dụng theo các hình thức sau : hãm trà, dùng trực tiếp ở dạng tươi, nấu nước xông hơi, ngâm chân,tán bột mịn làm hoàn, sắc hay pha uống
Có thể bạn quan tâm
Xem các nội dung khác